Ngọn lửa trong bếp là ngọn lửa hạnh phúc trong mỗi gia đình

Ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, những ngày cuối năm ở đâu cũng tổng kết năm cũ và đề ra kế hoạch năm mới. Công việc ấy, Thiên đình cũng đã làm từ lâu! Hàng ngàn năm nay đã thành lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam lại làm lễ cúng tiễn ông Táo lên chầu trời, để báo cáo về tình hình kinh tế và đời sống mọi mặt của các gia đình.

Tết Nguyên đán là ngày Tết lớn nhất của nước ta, được tổ chức vào đúng ngày đầu năm mới! Nhưng thực ra, người Việt Nam đã ăn Tết từ ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Táo lên chầu trời.

Ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, những ngày cuối năm ở đâu cũng tổng kết năm cũ và đề ra kế hoạch năm mới. Công việc ấy, Thiên đình cũng đã làm từ lâu! Hàng ngàn năm nay đã thành lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam lại làm lễ cúng tiễn ông Táo lên chầu trời, để báo cáo về tình hình kinh tế và đời sống mọi mặt của các gia đình.

Vì sao lại để ông Táo, một “cán bộ” coi việc bếp núc lên báo cáo Thiên đình? Chỉ một việc này thôi cũng đủ thấy Ngọc hoàng rất sáng suốt! Trước hết, điều đó chứng tỏ trời rất quan tâm đến cái ăn của dân chúng. Dân no hay đói, giàu hay nghèo đều phản ánh qua bữa ăn. Bữa ăn còn phản ánh mức sống của mỗi gia đình, mỗi đất nước. Rồi ăn những gì, nấu nướng thế nào, đun bếp ga hay bếp củi đều phản ánh trình độ văn hoá, văn minh của mỗi gia đình, mỗi dân tộc. Hơn nữa, gia đình ấy có hoà thuận, hạnh phúc hay không cũng chẳng qua mắt được ông Vua bếp! Ngọn lửa trong bếp cũng chính là một phần ngọn lửa hạnh phúc trong mỗi gia đình. Vì thế, triệu ông Táo lên trời báo cáo là một việc làm thiết thực và sáng suốt!

*

Nhắc đến phong tục này, ta lại nhớ đến Bác Hồ. Mỗi lần đi thăm một nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị nào. Bác cũng thường vào thăm nhà ăn trước và hỏi chuyện anh chị em cấp dưỡng, tức là các Táo quân.

Sáng ngày mông 1 Tết năm 1969, ngày Tết cuối cùng của Bác, lúc đó chúng ta đang chiến đấu chống Mỹ, Bác đã đến thăm sân bay Bạch Mai và nói chuyện với 500 cán bộ - chiến sĩ. Trong lúc nói chuyện với các chiến sĩ không quân, đột nhiên Bác hỏi anh hùng Nguyễn Văn Cốc:

- Chú có biết, tại sao chú bắn rơi được nhiều máy bay không?

Anh hùng Nguyễn Văn Cốc thưa:

- Thưa Bác, nhờ có sự lãnh đạo của Bộ Tư lệnh và Quân uỷ Trung ương ạ!

Bác nói:

- Chú trả lời không sai, nhưng chưa đủ!

Bác lại hỏi một anh hùng phi công đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ, nhưng đồng chí đó trả lời thêm là: “Do rèn luyện tốt ạ”. Bác vẫn chưa hài lòng, sau cùng Bác hỏi:

- Ở đây có anh nuôi không? Dưới hàng quân có một giọng nữ:

- Thưa Bác có chúng cháu ạ! Bác liền gọi hai cháu cấp dưỡng có mặt hôm đó, lên đứng gần Bác. Rồi Bác nói:

- Các chú đánh thắng là còn nhờ có các anh chị nuôi, nuôi quân tốt và nhờ cả những người lính thợ chăm  sóc máy bay nữa!

Hai chiến sĩ nuôi quân gái, nhìn Bác rơm rớm nước mắt!

T.N

Đọc thêm