
Lexus là thương hiệu xe hạng sang của Toyota. Ở Việt Nam, chắc mọi người cũng đã từng biết hay một lần nhìn thấy với những chiếc Lexus LS430, LS460, hay RX330… Đẳng cấp của Lexus có lẽ cũng không phải bàn cãi, nhưng mác xe non trẻ này luôn bị cho là không có bản sắc bởi Lexus thực sự chưa thống nhất được phong cách thiết kế trên các model của mình. Và L-finesse chính là câu trả lời của Lexus. Vậy L-finesse là gì? Có diễn cả điều gì? Nó có thể trở thành phong cách của các thế hệ Lexus sau này…?
Giới thiệu L-finesse tại Milan Design Week 2005
Thành lập chỉ là một công ty nhỏ hơn một thế kỷ trước, Toyoda đã trở thành Toyota của ngày nay và sở hữu hai thương hiệu nữa là Lexus và Daihatsu. Lịch sử sản xuất của công ty này nổi tiếng thế giới với chiến lược sản phẩm “just in time” và “quality circle”, cho ra đời những mẫu xe vô cùng hiệu quả.
Cùng với sự kiện Milan Design Week năm 2005, Lexus đã công bố chiến lược thiết kế mới mang tên “L-Finesse”. Được khởi xướng từ hai chiếc concept LF-A và LF-S, L-finesse đã chứng tỏ con đường cho Lexus để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng chuộng kiểu dáng. Vậy liệu quá trình sản xuất của Lexus có thực sự mang chiến lược này? Để làm rõ vấn đề này, Giám đốc thiết kế của Toyota toàn cầu, Wahei Hirai, giải thích, L-finesse đại diện cho sự nhạy cảm của văn hóa Nhật Bản như là dấu hiệu để nhận ra những chiếc Lexus.
LF-A tại Milan Design Week
Và tại Geneva
Triết lý của L-finesse
‘J-Factor’ mà ông đã mô tả đã được dùng trong lĩnh vực marketing để mô ta bất cứ điều gì về điện thoại và đồ âm thanh hi-fi. Và Lexus đã tìm cách diễn tả thành công ngôn ngữ L-finesse: Công nghệ.
Chandelier Cảm nhận ý nghĩa của L-finesse Trong quá trình đưa ra ngôn ngữ thiết kế mới, Toyota đã sử dụng rất nhiều thiết kế để diễn tả chiến lược mới, và những ảnh hưởng của nó đến sản phẩm. Cách giải thích rõ ràng nhất của Hirai, rất gây được sự chú ý khi dùng một bóng đèn trong nhà để diễn tả ngôn ngữ L-finesse. Được thiết kế bởi Kazuyo Sejima, ‘Chandelier’ dùng những bóng đèn LED hình cầu được sắp xếp lại để tạo nên một bầu trời ánh sáng. Hirai chỉ vào những đường nét tinh tế nhất cho đến sử dụng những công nghệ mới, đặt tay vào quả cầu đó để cảm nhận hơi ấm của nó. Với L-finesse, ông giải thích, các nhà thiết kế đã cố gắng diễn tả xu hướng công nghệ mới của Lexus, nó là những bề mặt cân đối, liên tục và không nếp gấp. qua những bề mặt phẳng, chúng có thể được kiểm soát tốt đủ thể tích để tạo nên “rung cảm” nếu bạn sờ vào nó. Chữ L trong L-finesse đại diện cho Leading Edge – đường gờ, nhưng để két hợp những thiết kế “đường gờ” với sự tinh tế là nhiệm vụ mặc nhiên của bất kỳ studio của Lexus nào. Trong khi đó những cân nhắc trong phát triển bề mặt là những gì các nhà thiết kế cần cố gắng thực hiện.
Chiến lược mới được phô bày qua chiếc GS và LF-A, cùng với đó, một nhà thiết kế đã giải thích cách thức mới mà người đi trước đã tiếp cận, nó đề cập đến ‘vẻ đẹp của sự tương phản’ cùng với ‘cảm xúc và tiện nghi’.
Vì thế, mối quan hệ giữa sản phẩm và nhãn hiệu vẫn có một sự liên tưởng, và không liên kết với nhau. Tại Hội nghị xu hướng thiết kế nội thất tổ chức ở Berlin năm tháng 6 băm 2006, các nhà thiết kế Richard Seymour đã nêu lên một điểm thú vị rằng các công ty ngày càng chú trọng hơn vào công nghệ, và các nhà thiết kế phải đặt yếu tố ‘nhân sinh học trên công nghệ’.
Nếu nông cạn, sẽ thấy L-finesse ám chỉ rằng Lexus đang dựa vào một cái nhìn công nghệ để bỏ qua yếu tố nhân sinh học, nhưng việc tung ra phiên bản hybrid của RX400h đã chứng tỏ cam kết tạo ra những tiếp cận công nghệ mới của Lexus. Điều đó cũng rất đồng điệu với sự quan sát của Seymour, và là ý của Hirai. Có một mối quan hệ rất rõ ràng giữa thiết kế và chiến lược sản phẩm để mang đến những giải pháp đúng đắn, vì thế gần đây Toyota có vẻ như bị lu mờ đi về công nghệ nhưng họ lại mang đến nhiều yếu tố ‘con người’ hơn.
L-finesse là một tính từ chỉ chau chuốt được sử dụng để mô tả những sản phẩm hoàn thiện. Nhưng chính bản thân nó, nó lại thiếu độ sâu cần thiết để khai sinh một sản phẩm. Chiếc Lexus IS sắp ra đời là một chiếc xe rất lôi cuốn, nhưng có cảm giác như nó chưa thật sự được tạo ra với L-finesse. Vì thế, rõ ràng rằng Lexus vẫn còn một vài con đường để đi trước khi chiến lược thiết kế của họ được định hình rõ ràng vào chiến lược sản phẩm của họ.
Trải nghiệm L-finesse với Invisble Garden tại Milan Design Week 2006
Và tại Milan Design Week 2007