Người chinh phục nhiếp ảnh bằng trái tim

Tôi gặp Nguyễn Á trong dịp anh ra Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh “Nick Vujicic những ngày ở Việt Nam”. Thoạt nhìn, rất dễ nhận ra Nguyễn Á giữa đám đông. Anh trông giống một giám đốc chỉn chu, nghiêm túc với dáng người cao lớn và nụ cười tạo được cảm tình với những người tiếp xúc. Gặp gỡ và trò chuyện với Nguyễn Á, tôi bị hút vào những câu chuyện đời sống xã hội của anh. .

Tôi gặp Nguyễn Á trong dịp anh ra Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh “Nick Vujicic những ngày ở Việt Nam”. Thoạt nhìn, rất dễ nhận ra Nguyễn Á giữa đám đông. Anh trông giống một giám đốc chỉn chu, nghiêm túc với dáng người cao lớn và nụ cười tạo được cảm tình với những người tiếp xúc. Gặp gỡ và trò chuyện với Nguyễn Á, tôi bị hút vào những câu chuyện đời sống xã hội của anh. ..

Sau 20 năm gắn bó với nhiếp ảnh, Nguyễn Á được giới trong nghề và công chúng đánh giá cao bởi “tâm và tài”.
Sau 20 năm gắn bó với nhiếp ảnh, Nguyễn Á được giới trong nghề và công chúng đánh giá cao bởi “tâm và tài”.

Cơ duyên của chàng tuyển thủ bóng ném

Điều Nguyên Á cuốn hút tôi, không phải vì anh là một nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, mà bởi sự đặc biệt của anh trong nhiếp ảnh. Ảnh của anh mang tính chất báo chí nhưng được truyền tải dưới hình thức nghệ thuật đương đại.

Với Nguyễn Á, nghệ thuật không phải “đóng khung trong tháp ngà” mà là cuộc sống với đầy đủ những dư vị ngọt ngào, cay đắng. Đó là những góc nhìn giản dị về cuộc đời, về cái đẹp từ đau thương, mất mát, về nghị lực vươn lên, về những nỗi đau nhân tình thế thái của những kiếp người.

Đối với Nguyễn Á, nhiếp ảnh không phải là đam mê ban đầu. Ít ai biết rằng trước đây, đam mê của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài năng ấy lại là bóng ném.

Với chiều cao hơn 1m80 lý tưởng, anh trở thành thủ môn của đội Bình Thạnh (và cũng là thủ môn của tuyển TP.HCM) vào đầu những năm 90 khi bộ môn bóng ném đang tịnh hành ở TP.HCM. Năm 1995, khi 27 tuổi, Nguyễn Á cắp máy theo học nhiếp ảnh thầy Phùng Hiệp chỉ nhằm mục đích “kiếm cơm”.

Tuy nhiên, càng học, anh càng bị lôi cuốn. Và cũng chính nhiếp ảnh khiến Nguyễn Á phải từ giã thể thao sớm, bởi ánh đèn flash làm anh bị lóa mắt dẫn đến phản ứng chậm; một thủ môn phản ứng chậm thì xem như đã hết thời. Rút khỏi thể thao là một quyết định khó với Nguyễn Á, nhưng cũng nhờ đó mới có một nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á hôm nay.

Vậy là sau những ngày tháng gò lưng trên chiếc xe đạp cọc cạch đi giao báo, tất bật với công việc kinh doanh quán cơm của gia đình và đổ mồ hôi trên sàn đấu thể thao, Nguyễn Á đã tìm thấy được niềm đam mê lớn nhất của đời mình. Đó là được ôm máy ảnh vào lòng, rong ruổi nay đây mai đó khắp nơi để ghi lại những khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống.

ghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á và người “không tay, không chân” Nick Vujicic .
ghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á và người “không tay, không chân” Nick Vujicic .

Sau 20 năm gắn bó với nhiếp ảnh, Nguyễn Á đã đoạt rất nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có những giải thưởng do nước ngoài trao tặng: Tình đồng đội – HCV Áo 2009, Thích thú – giải danh dự của Macau 2008, Đường nét và ánh sáng – HCV FIAP Hồng Kông 2006, Chân dung – HCV Canada 2007… Anh đã thực hiện 4 cuộc triển lãm ảnh: Thanh niên tình nguyện mùa hè xanh (2007), Họ đã sống như thế (2009), Tâm và tài – Họ là ai? (2012), Nick Vujicic những ngày ở Việt Nam (2013).

Bộ sách ảnh “Tâm và tài – Họ là ai?” tập hợp 365 câu chuyện với 4.500 bức ảnh của 400 nhân vật thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau trong xã hội mà Nguyễn Á ra mắt hồi đầu tháng 5 vừa qua được cho là “Bách khoa toàn” thư bằng ảnh về hiền tài đất nước thực sự có ý nghĩa trong tương lai.

Gần như tất cả các nhân vật trong cuốn sách ảnh nặng tới 5kg này đều là người được công chúng yêu quý, dù công việc của họ có tên gọi hay chỉ thầm lặng như con ong tạo mật ngọt cho đời. Nguyễn Á đã tiếp cận tất cả các nhân vật này, kể lại câu chuyện cuộc đời họ một cách chân thực, sống động nhất.

Trái tim tự nguyện dành cho người khuyết tật

Với triển lãm “Nick Vujicic những ngày ở Việt Nam”, Nguyễn Á được giới trong nghề và dư luận đánh giá cao về sự đóng góp cho xã hội trong việc giúp người khuyết tật lấy lại niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Để có mấy trăm bức ảnh trong triển lãm, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã phải theo chân Nick Vujicic suốt những ngày anh ở Việt Nam vào tháng 5 vừa qua.

Đây là những bức ảnh chụp mọi khoảnh khắc từ đời thường đến trên sân khấu về người đàn ông không tay, không chân đã vượt lên mọi mất mát để sống như một người bình thường và được tôn vinh là “người kỳ diệu nhất hành tinh”.

Xem những bức ảnh trong triển lãm này, điều dễ dàng nhận thấy nhất chính là thông điệp “kết nối” mà tác giả muốn truyền tải. Nguyễn Á tin rằng, việc làm của mình sẽ góp phần truyền lửa cho những người còn đang khắc khoải với nỗi đau thân thể không lành lặn, hay những người tuy cơ thể không khiếm khuyết nhưng đã mất đi nhiệt huyết lẫn niềm tin.

Nguyễn Á dành nhiều tâm huyết cho người khuyết tật. Anh đã lặn lội đi dọc Nam Bắc để thực hiện triển lãm và bộ sách ảnh “Họ đã sống như thế” về những người khuyết tật có nghị lực vươn lên và có cống hiến cho xã hội. Anh muốn ghi nhận thành tích mà những người khuyết tật đó đạt được và đưa họ trở thành tấm gương cho tất cả xã hội.

Công việc của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã khó, công việc của một nghệ sĩ nhiếp ảnh có tâm như Nguyễn Á càng khó gấp ngàn lần. Để thực hiện được bộ ảnh về những người khuyết tật, anh đã phải mất rất nhiều thời gian để ăn, ở, sinh hoạt cùng họ. Theo Nguyễn Á thì có như vậy anh mới hiểu hết được hoàn cảnh, cuộc sống, tâm tư tình cảm của những người khuyết tật và mới ghi lại được những hình ảnh thật nhất về họ.

“Không hiểu được suy nghĩ, cuộc sống của họ thì đừng bao giờ mong họ trải lòng với mình. Tôi sống bằng tất cả trái tim mà mình đang có, mở lòng mình ra thì người ta sẽ mở lòng với mình. Việc gì làm mình cảm thấy vui và ý nghĩa thì tôi làm; tôi không thích sự gò bó, ép buộc, nguyên tắc với bất cứ ai. Cũng chính vì vậy mà tôi luôn bỏ tiền túi để làm việc, không nhận tài trợ của ai dù rất cảm kích trước tấm lòng của họ. Tôi muốn mình hoàn toàn độc lập và tự nguyện”, Nguyễn Á tâm sự.  

Gia Hân

Đọc thêm