Người chuyển bức ảnh Che Guevara sang poster

Nhiều nơi trên thế giới biết đến tên Alberto Korda, nhà nhiếp ảnh Cuba sau khi ông chớp bức chân dung nhà cách mạng Che Guevara vào năm 1960. Nhưng đến năm 1968, hình ảnh Che mới trở thành biểu tượng cho một nhà cách mạng đầy huyền thoại qua bức poster (áp-phích) với cách diễn đạt màu sắc đỏ cam và đen, đường nét đơn giản. Bức vẽ này là một trong nhiều bức về chân dung Che của họa sĩ nổi tiếng người Ireland Jim Fitzpatrick. Trước khi mất, nhà cách mạng Che Guevara đã đến Ireland trong một thời gian ngắn và có dịp gặp Jim Fitzpatrick.
Che Guevara - Tranh của Jim Fitzpatrick
Nhiều nơi trên thế giới biết đến tên Alberto Korda, nhà nhiếp ảnh Cuba sau khi ông chớp bức chân dung nhà cách mạng Che Guevara vào năm 1960. Nhưng đến năm 1968, hình ảnh Che mới trở thành biểu tượng cho một nhà cách mạng đầy huyền thoại qua bức poster (áp-phích) với cách diễn đạt màu sắc đỏ cam và đen, đường nét đơn giản. Bức vẽ này là một trong nhiều bức về chân dung Che của họa sĩ nổi tiếng người Ireland Jim Fitzpatrick. Trước khi mất, nhà cách mạng Che Guevara đã đến Ireland trong một thời gian ngắn và có dịp gặp Jim Fitzpatrick.

Cho đến nay, Jim Fitzpatrick chưa hề nhận được một xu nào nhuận bút qua bức vẽ của mình, ông thường tặng không bức ảnh cho các nhóm; đơn vị cách mạng ở châu Âu sử dụng làm biểu tượng, nhưng dần dà, người ta đã sử dụng hình ảnh Che vào lĩnh vực thương mại một cách bừa bãi như in trên thức uống, dụng cụ  thể thao và thậm chí trên đồ lót. Jim Fitzpatrick  quyết định nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bức poster Che.
Nhiếp ảnh gia Cuba Alberto Korda
Ông trả lời với báo giới rằng ông không muốn người ta khai thác và kiếm lợi từ bức ảnh, nếu cần, ông sẽ phải đòi hỏi để có thể có những khoản thu nhập dành cho các công việc từ thiện hoặc xây cất bệnh viện trẻ em ở Havana. Ông dự định đến Cuba vào cuối năm 2011 để giao quyền sở hữu tấm ảnh cho gia đình Che Guevara sử dụng.

Cũng như Alberto Korda, ông chưa hề nhận được đồng nhuận bút nào qua bức ảnh Che Guevara nhưng đã thắng một vụ kiện đối với công ty quảng cáo ở London khi họ sử dụng ảnh Che, tác phẩm  của ông trong chiến dịch quảng cáo rượu Voka Sminoff. Khoản tiền bồi thường này, Alberto Korda dành tặng cho ngành dược của Cuba. Alberto Korda nói “Nếu Che Guevara còn sống ông ta cũng làm như tôi”.

Che Guevara - Tranh của Jim Fitzpatrick
Alberto Korda mất vào tuổi 72 bởi cơn đau tim giữa lúc ông đang triển lãm ảnh ở Pháp. Ông được bạn bè đồng nghiệp xưng danh là nhà nhiếp ảnh lịch sử, một phóng viên ảnh thời sự. Sự ra đi của ông là mất mát lớn cho nền văn hóa Cuba.

Sau khi chớp ảnh Che Guevara với mũ bê-rê, dáng nghiêng nghiêng trong vẻ tác phong của người chủ xướng, Alberto Korda  biết rằng tấm ảnh này rất giá trị lịch sử cách mạng, ông  treo tấm ảnh Che trên tường  nhà mình cho đến 7 năm sau, ông đồng ý giao nó cho một nhà báo người Ý. Ngay sau khi Che chết, bức ảnh được xuất bản hàng loạt tại Ý. Alberto Korda, dù không thu về khoản lợi nhuận nào nhưng  tác giả bức ảnh ấn tượng nhất của thế kỷ 20 sung sướng khi bức ảnh Che được sử dụng trên biểu ngữ, poster như biểu tượng cách mạng.

HOÀNG ĐẶNG

Đọc thêm