Người gửi tiết kiệm lỗ nặng

Cầm trên tay số tiền lãi gửi tiết kiệm của 9 tháng đầu năm 2010, bà Lê Thị Bốn ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn buồn rầu nói: “Với 600 triệu đồng gửi từ tháng 2, lãi suất khi gửi ở mốc 0,75%/tháng, đáo hạn lãi 40,5 triệu đồng. Với tốc độ tăng của giá vàng, 600 triệu đồng gửi tiết kiệm mất đến 1/4 giá trị, tương đương 150 triệu đồng”.

Cầm trên tay số tiền lãi gửi tiết kiệm của 9 tháng đầu năm 2010, bà Lê Thị Bốn ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn buồn rầu nói: “Với 600 triệu đồng gửi từ tháng 2, lãi suất khi gửi ở mốc 0,75%/tháng, đáo hạn lãi 40,5 triệu đồng. Với tốc độ tăng của giá vàng, 600 triệu đồng gửi tiết kiệm mất đến 1/4 giá trị, tương đương 150 triệu đồng”.

Mô tả ảnh.
Cùng với bất động sản, vàng được dự đoán là kênh đầu tư sinh lời trong thời điểm hiện tại.
Nhìn nhận về khoản lãi suất “âm” này, những người công tác lâu năm trong lĩnh vực tài chính cho rằng: Về nguyên tắc, ngân hàng phải bảo đảm lãi suất thực dương thì mới có thể huy động hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân. Tuy nhiên hiện nay, với mức lãi suất huy động như vậy, người gửi tiết kiệm sẽ tính đến phương án đầu tư khác sinh lời hơn như vàng hoặc bất động sản. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tính đến cuối tháng 9 tăng không cao.
Bởi nếu đem tiền đến gửi ngân hàng để cuối cùng nhận được lãi “giả” và còn mất giá trị tiền tệ theo thời gian. Lãi suất rõ ràng không theo kịp với lạm phát. Cho nên người gửi tiết kiệm ngân hàng lỗ vì lạm phát. Đây là thời điểm mà thị trường tín dụng gần giống với khoảng thời gian những tháng giữa năm 2007. Không chỉ với tiền đồng mà cả tiết kiệm USD chẳng khá hơn, cho dù lãi suất huy động USD của Việt Nam hiện tại cao gấp 10 lần của thế giới, nhưng không có nghĩa là không bị yếu tố trượt giá chi phối.

Giám đốc một trung tâm giao dịch bất động sản cho rằng: Trong khoảng thời gian cuối năm, từ tháng 10 đến tháng 12, nhà đầu tư nên tập trung vào 2 lĩnh vực chính là vàng và nhà đất. Dù rằng đây là 2 kênh đầu tư hay gặp rủi ro hơn kênh gửi tiết kiệm, nhưng bên cạnh rủi ro cao là lợi nhuận cũng cao, bởi thông thường cuối năm là thời điểm vàng thường tăng giá, cuối năm cũng là lúc các nhà đầu tư “xả” hàng bất động sản để trả tiền vay ngân hàng, vì thế khả năng thành công trong mua bán cũng lớn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiền để đổ vào bất động sản và vàng. Cho nên nhiều người vẫn phân vân không biết chọn hướng đi nào?

Trong khi đó, ngày 15-10 vừa qua là thời điểm để các ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất huy động xuống dưới 11%/năm. Theo đó, mức huy động chắc chắn cũng không tăng nên kênh tiết kiệm cũng sẽ được loại trừ. Vì vậy, nhiều dự đoán cho rằng sau khi rút tiền gửi tiết kiệm, nhà đất và vàng sẽ là nơi “trú ẩn” an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm này. Một nhà đầu tư bất động sản cho biết, gần đây giao dịch mua bán nhà đất có dấu hiệu tăng trở lại, mặc dù trên thực tế nhu cầu thực sự không cao, nên có thể ngầm hiểu, đây là lúc nhà đầu tư đổi kênh đầu tư.  

Bài và ảnh:  Phương Uyên

Đọc thêm