Người Nga thích tiết kiệm hơn chi tiêu

Tiền lương ở Nga đang tiếp tục được cải thiện, nhưng không vì thế mà chi tiêu của người dân tăng nhanh chóng. Ngược lại, biểu hiện tiết kiệm ngày càng phổ biến cho thấy người ta để dành tiền phòng lúc khó khăn.

Tiền lương ở Nga đang tiếp tục được cải thiện, nhưng không vì thế mà chi tiêu của người dân tăng nhanh chóng. Ngược lại, biểu hiện tiết kiệm ngày càng phổ biến cho thấy người ta để dành tiền phòng lúc khó khăn.

Mô tả ảnh.

Như các cuộc thăm dò ý kiến hồi tháng 3 năm nay cho thấy, người Nga không động tới 15% khoản thu nhập của mình. Rất ít trong số họ mang tiền đến gửi ngân hàng. Và như vậy, khoản tiền này không được tái sử dụng, không phục vụ cho một người cũng như cả nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, xu hướng này bắt đầu chậm lại và có chiều thay đổi. Nguyên nhân có thể là do trước đây người Nga tích cực mua sắm đồ gia dụng, điện tử bằng tín dụng.

Theo ông Igor Polyakov, chuyên viên Trung tâm phân tích kinh tế vĩ mô và ngắn hạn, giờ đây người Nga hạn chế sử dụng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng: “Hiện tại ghi nhận chủ yếu quá trình thanh toán các khoản vay trước đây. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy người Nga sẽ tiếp tục vay tín dụng. Phần nhiều, nó liên quan tới nhu cầu bị xếp lại về mua sắm thiết bị gia đình, chẳng hạn như xe ô tô. Tuy thế có một câu hỏi là liệu người vay tiền có định hướng vào tín dụng nhà ở hay không?”

Chương trình “bù tiền mua xe mới” bắt đầu hoạt động từ tháng 3 năm nay cũng đóng vai trò tích cực thúc đẩy nhu cầu tín dụng. Cụ thể chương trình đề xuất việc mua một chiếc xe mới với hơn một nửa trị giá được bù lại bằng phiếu bán xe cũ. Chỉ trong tháng đầu, lượng xe mua theo sơ đồ này đã tăng gấp 3 lần so với tháng Hai. Đây là một chỉ số đáng ghi nhận, nếu tính rằng công nghiệp chế tạo xe thống nhất nhiều phân ngành như sản xuất lốp, luyện kim, kính, sơn. Nhưng giới chuyên viên cũng e ngại là sau khi kết thúc chương trình, tất cả lại trở về mức trước đó.

Về phần mình, nhà nước đang nỗ lực kích thích nhu cầu chi tiêu của người dân. Đó là lý do tại sao lần thứ ba trong năm nay đã giảm mức tỷ lệ chiết khấu, hiện xuống còn 8%/năm. Rõ ràng, mục đích của việc làm này là cải thiện điều kiện vay tín dụng. Tuy thế, còn một mặt khác là liệu các ngân hàng thương mại có sẵn sàng hạ tỷ lệ phần trăm cho vay và không tính vào đây đủ mọi khoản rủi ro hay không?

Theo Đài TNNN

Đọc thêm