Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ thời Ngũ Đế, Tam Vương (Trung Quốc). Đời Tam Vương, người Hạ đã lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng trong năm. Các vua chúa đều lựa chọn theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa (nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh ra loài người) mà đặt ra ngày Tết khác nhau. Tháng Dần là tháng Giêng được chọn làm tháng đầu năm, do đó người ta ăn Tết Nguyên đán vào đầu tháng Dần.

Tết là do chữ “tiết” mà ra, “nguyên” là đầu tiên, “đán” là buổi sớm. “Tết Nguyên đán” là tết bắt đầu một năm mới. Đây là tết cổ truyền mang chiều sâu tâm hồn, nếp sống truyền thống của người Việt.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ thời Ngũ Đế, Tam Vương (Trung Quốc). Đời Tam Vương, người Hạ đã lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng trong năm. Các vua chúa đều lựa chọn theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa (nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh ra loài người) mà đặt ra ngày Tết khác nhau. Tháng Dần là tháng Giêng được chọn làm tháng đầu năm, do đó người ta ăn Tết Nguyên đán vào đầu tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng nên chọn tháng Sửu (con trâu) tức tháng Chạp làm tháng đầu năm. Đến thời nhà Chu (1050-256 trước Công nguyên) ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (con chuột) tức tháng mười một làm tháng Tết. Đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng mười làm tháng Tết. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng giêng) như đời nhà Hạ và từ đó về sau không có thay đổi nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ bốn sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế ngày Tết được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy./.

Hương Tú (biên soạn)

Đọc thêm