Nhà cổ Dương Văn Hổ: Lưu giữ giá trị kiến trúc trên vùng đất Cù Lao Bạch Đằng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng Bình Dương vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ xưa. Dấu ấn đó vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay thông qua nhiều ngôi nhà cổ, một loại hình di sản văn hóa độc đáo của vùng đất này, trong đó có di tích Nhà cổ Dương Văn Hổ ở xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Nhà cổ Dương Văn Hổ: Lưu giữ giá trị kiến trúc trên vùng đất Cù Lao Bạch Đằng

Nhà cổ Dương Văn Hổ thuộc ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Được bao bọc bởi dòng sông Đồng Nai, nằm ở phía Nam thị xã Tân Uyên, cách trung tâm thị xã khoảng 5km và cách thành phố Thủ Dầu Một 20km về hướng Đông, được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 25/8/2020.

Nhà cổ có kiến trúc dạng chữ Đinh, kiểu nhà rội - một kiểu nhà phổ biến của người Việt ở Nam Bộ

Nhà cổ có kiến trúc dạng chữ Đinh, kiểu nhà rội - một kiểu nhà phổ biến của người Việt ở Nam Bộ

Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bằng gỗ, với nhiều loại gỗ quý, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu đỏ.

Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bằng gỗ, với nhiều loại gỗ quý, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu đỏ.

Ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc tài hoa, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc mang đậm dấu ấn mỹ thuật Nam Bộ.

Ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc tài hoa, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc mang đậm dấu ấn mỹ thuật Nam Bộ.

Nhà cổ Dương Văn Hổ được thiết kế xây dựng từ chất liệu gỗ quý, kỹ thuật tốt đã giúp đem lại sự mát mẻ, thông thoáng cho ngôi nhà
Nhà cổ Dương Văn Hổ được thiết kế xây dựng từ chất liệu gỗ quý, kỹ thuật tốt đã giúp đem lại sự mát mẻ, thông thoáng cho ngôi nhà
Vẻ đẹp, giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi nhà được bồi đắp, lưu truyền, bảo lưu qua nhiều thế hệ nên đã trở thành truyền thống.

Vẻ đẹp, giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi nhà được bồi đắp, lưu truyền, bảo lưu qua nhiều thế hệ nên đã trở thành truyền thống.

Góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm nguồn tư liệu để tìm hiểu thêm về truyền thống kiến trúc, mỹ thuật của cư dân địa phương, đồng thời làm cơ sở phục vụ trong việc tu bổ di tích.

Góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm nguồn tư liệu để tìm hiểu thêm về truyền thống kiến trúc, mỹ thuật của cư dân địa phương, đồng thời làm cơ sở phục vụ trong việc tu bổ di tích.

Ông Dương Điệp – Thế hệ thứ 3 của gia đình, cho hay: “Ngôi nhà cũng đã được hơn 110 năm nay rồi nó cũng phải hư hao chút đỉnh. Bây giờ có tu bổ lại thì cán lại cái sân cho nó khang trang. Đồng thời, xây thêm cái nhà vệ sinh cho cô bác thăm quan. Trong nhà thì do bằng gỗ nhiều nên cũng có vài chỗ mối mọt. Nhờ có Thông tin – Văn hoá có kế hoạch xuống coi như thế nào thì mới gọi người phục hồi nhà cổ họ xuống họ làm”.

Ông Dương Điệp – Thế hệ thứ 3 của gia đình, cho hay: “Ngôi nhà cũng đã được hơn 110 năm nay rồi nó cũng phải hư hao chút đỉnh. Bây giờ có tu bổ lại thì cán lại cái sân cho nó khang trang. Đồng thời, xây thêm cái nhà vệ sinh cho cô bác thăm quan. Trong nhà thì do bằng gỗ nhiều nên cũng có vài chỗ mối mọt. Nhờ có Thông tin – Văn hoá có kế hoạch xuống coi như thế nào thì mới gọi người phục hồi nhà cổ họ xuống họ làm”.

Nhà cổ Dương Văn Hổ đã trở thành di sản chứa đựng giá trị về lịch sử - văn hóa thông qua hệ thống kiến trúc toàn bằng gỗ và nghệ thuật chạm khắc họa tiết hoa văn trang trí hiện hữu trong ngôi nhà.

Nhà cổ Dương Văn Hổ đã trở thành di sản chứa đựng giá trị về lịch sử - văn hóa thông qua hệ thống kiến trúc toàn bằng gỗ và nghệ thuật chạm khắc họa tiết hoa văn trang trí hiện hữu trong ngôi nhà.

Đó là những di sản văn hóa truyền thống quý giá mà các thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng, gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau.

Đó là những di sản văn hóa truyền thống quý giá mà các thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng, gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau.

Nhà cổ Dương Văn Hổ là một ngôi nhà gỗ bề thế nằm yên bình, tĩnh lặng trong khu vườn đầy cây trái trên vùng đất cù lao Bạch Đằng do ông Trần Hữu Nhâm (cha vợ ông Dương Văn Hổ) xây dựng trong vòng 4 năm (từ năm 1911 đến năm 1914), với tổng diện tích 2.150,2m2, bao gồm: khu vực I là 228,7 m2, gồm diện tích của ngôi nhà chính và ngôi nhà phụ được xây dựng từ năm 1911 (không bao gồm các công trình phụ xây dựng sau này); khu vực II là 1.921,5m2 gồm toàn bộ diện tích khuôn viên sân vườn của ngôi nhà.

Đọc thêm