Nhà ở chưa phải chịu thuế

(HPĐT) - Ngày 25-5, Quốc hội nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chính lý và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại và Luật Thuế nhà, đất.

(HPĐT) - Ngày 25-5, Quốc hội nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chính lý và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại và Luật Thuế nhà, đất.

Tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng

Theo lý giải của đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc-Lắk), với sản lượng khai thác như hiện nay, khoảng 20 triệu tấn dầu quy đổi, chắc chắn 30 năm nữa chúng ta sẽ cạn kiệt dầu khí, 2 năm nữa sẽ phải nhập khẩu than, năm 2025 sẽ phải nhập 228 triệu tấn than. Đây là lý do quan trọng để không những phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, mà còn phải có những biện pháp đột phá để tìm kiếm thêm các nguồn dầu khí, nguồn than mới. Trong khi đó, chúng ta vẫn sử dụng năng lượng một cách lãng phí, thiếu thông tin hướng dẫn cho người tiêu dùng lựa chọn được những thiết bị tiết kiệm năng lượng, phần lớn thiết bị công nghệ đang sử dụng trong mọi lĩnh vực ở nước ta có hiệu suất năng lượng thấp hơn nhiều so với thế giới; việc quản lý năng lượng chưa được chú ý đúng mức…

Để tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả, đại biểu Nguyễn Danh (Gia Lai), Trần Văn (Cà Mau) cho rằng, việc dán nhãn năng lượng là biện pháp có hiệu quả nhằm đưa các định hướng chính sách của Chính phủ về tiết kiệm năng lượng áp dụng vào thực tiễn trên toàn quốc. Việc làm này sẽ tiến tới loại bỏ ra khỏi thị trường các phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, giảm cường độ năng lượng trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của xã hội. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) cho rằng: Thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các nhà sản xuất luôn phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao; buộc các nhà buôn bán, nhập khẩu thiết bị phải chọn các sản phẩm đạt hoặc vượt tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đã quy định và bảo đảm các thông số ghi trên nhãn, giúp người tiêu dùng chọn đúng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc sản phẩm có hiệu suất năng lượng mong muốn đang lưu thông trên thị trường. Hàng triệu sản phẩm sử dụng năng lượng có hiệu suất cao được dùng rộng rãi trong đời sống sẽ tổng hợp thành mức tiết kiệm lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội. Trong số các biện pháp thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình dán nhãn năng lượng được đánh giá là chương trình rất thành công ở nhiều nước trên thế giới.

Chưa đưa nhà vào diện chịu thuế

Ý kiến nhiều đại biểu ủng hộ chủ trương loại bỏ nhà ra khỏi đối tượng chịu thuế. Các đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đắc-Lắk), Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng, nhân dân hết sức phấn khởi và đồng tình ủng hộ chủ trương này, cho rằng nhà ở là tài sản nhiều năm tích lũy của người dân nên không phải đóng thuế. Cho dù giới đầu cơ sẽ hưởng lợi từ chủ trương này, nhưng đây không phải số nhiều.

Tuy nhiên, cũng có một số đại biểu không đồng tình, cho rằng lợi ích    xã hội của việc đánh thuế nhà ở là rất lớn. Đại biểu Trần Du Lịch (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật thuế nhà, đất được ban hành như công cụ tài chính để đánh vào đầu cơ, đánh vào người có nhiều nhà, đất và dùng nó để điều tiết xã hội, để bình ổn thị trường bất động sản. Luật này chỉ đánh thuế đối với những người nhiều nhà, nhiều đất và đầu cơ nhà đất để bình ổn và giải quyết chính sách nhà ở. Nếu không đánh thuế nhà thì mục tiêu của Luật chưa đạt được. Đại biểu Cao Thành Văn (Bạc Liêu) vừa ủng hộ chủ trương loại bỏ nhà ở ra khỏi diện đối tượng chịu thuế, nhưng cho rằng, nếu có thể đưa được diện nhà đầu cơ cho thuê với mọi hình thức vào để điều chỉnh trong luật này thì việc thông qua Luật sẽ đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trước mắt chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế với 5 lý do cơ bản. Đó là: Việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân. Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế, giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng trên nhà đất. Do vậy, để hạn chế đầu cơ phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thấy rằng, việc áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền…Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế…

Đọc thêm