Nhà Trắng thừa nhận thu thập thông tin về người nước ngoài

Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tối 6/6 xác nhận việc chính phủ liên bang đã bí mật thu thập thông tin tình báo về công dân các nước khác từ các công ty internet lớn nhất của nước này như Google, Facebook và cả Apple.

Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tối 6/6 xác nhận việc chính phủ liên bang đã bí mật thu thập thông tin tình báo về công dân các nước khác từ các công ty internet lớn nhất của nước này như Google, Facebook và cả Apple.

Việc thu thập thông tin, theo người phụ trách cơ quan này, đã kéo dài gần 6 năm qua và nhằm mục đích tìm kiếm và phát hiện các đe dọa về an ninh quốc gia đối với Mỹ.

NSA thừa nhận thu thập thông tin của người nước ngoài. Ảnh: Internet
NSA thừa nhận thu thập thông tin của người nước ngoài.

“Nó không được sử dụng để cố tình nhắm mục tiêu là các công dân Mỹ hay những người nào ở Mỹ. Các thông tin thu thập được trong chương trình này nằm trong số những thông tin tình báo quan trọng nhất, có giá trị nhất  mà chúng tôi thu thập, và được dùng để bảo vệ đất nước chúng ta khỏi các mối đe dọa lớn hơn” – ông James Clapper – giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) trong một tuyên bố nói.

Tuyên bố của ông Clapper được đưa ra chỉ ít giờ sau khi tờ Washington PostGuardian công bố các văn bản mật mà họ thu thập được. Theo các tờ báo này, các chương trình giám sát mà chính phủ Mỹ đã tiến hành nhằm thu thập dữ liệu Internet từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng, trong đó có dữ liệu email, dịch vụ chat, video, hình ảnh, dữ liệu đã được lưu trữ, chuyển tài liệu, nhật ký kết nối, hội nghị truyền hình.

Tờ báo cũng nêu rõ 9 công ty internet tham gia vào chương trình này, gồm: Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube và Apple.

Một số công ty internet của Mỹ khẳng định họ không cho phép chính phủ truy cập vào máy chủ của họ nhưng lại cho biết đã tuân thủ các yêu cầu về thông tin hợp pháp. Theo những nguồn tin thân cận với vấn đề này, chương trình Prism được phát triển theo đề nghị mà NSA đưa ra vài năm trước đây để giải quyết nhu cầu của cơ quan này trong việc bắt kịp với sự phát triển vượt bậc của truyền thông xã hội.

Xác nhận về chương trình bí mật thu thập thông tin của người nước ngoài được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các quan chức chính phủ Mỹ thừa nhận về việc theo dõi liên lạc điện thoại bên trong nước Mỹ trong suốt 7 năm.

Các tiết lộ này đã cho thấy sự phát triển của một chương trình giám sát của chính phủ Mỹ dưới chính quyền Bush, sau khi xảy ra các vụ tấn công ngày 11/9,  và rõ ràng là đã được chấp nhận và mở rộng dưới chính quyền của ông Obama.

Theo lập luận của Nhà Trắng và các lãnh đạo Quốc hội, các chương trình theo dõi điện thoại của người dân Mỹ được luật pháp cho phép, đã được trình báo lên Quốc hội và cần thiết để bảo vệ nước Mỹ trước những đe dọa của các phần tử khủng bố. Theo người phát ngôn của Nhà Trắng Josh Earnest, lệnh của tòa án cho phép chính phủ bí mật thâu thập các cuộc điện đàm của hàng triệu công dân Mỹ là một công cụ quan trọng để chống những mối đe dọa về an ninh.

Ông Earnest nói Tổng thống Obama hoan nghênh các cuộc tranh luận liên quan tới sự chọn lựa giữa quyền tự do công dân và an ninh, nhưng quyết định sử dụng tất cả mọi công cụ để giữ cho Mỹ được an toàn.

Tuy nhiên, các nhà vận động về các quyền tự do dân sự và phe bảo thủ tự do cho rằng những xác nhận nói trên đã cho thấy được một cách rõ ràng nhất về một nhà nước giám sát ở mức báo động và thậm chí vẫn đang ngày càng mở rộng việc theo dõi người dân.

Nó cũng dấy lên những nghi ngại từ người dân về việc chính phủ Mỹ sẽ còn tiến xa tới đâu trong việc xâm phạm quyền riêng tư của người dân dưới danh nghĩa lợi ích an ninh quốc gia.

Minh Ngọc (theo báo nước ngoài)

Đọc thêm