Nhạc bác học lên ngôi

Hàng loạt những không gian âm nhạc cổ điển được mở ra trong thời gian qua khiến cho đời sống âm nhạc Việt Nam thêm phong phú và đẳng cấp. 

Hàng loạt những không gian âm nhạc cổ điển được mở ra trong thời gian qua khiến cho đời sống âm nhạc Việt Nam thêm phong phú và đẳng cấp.  
Hennessy- Một chương trình hòa nhạc cổ điển được khán gải thủ đô chờ đón hàng năm
Một chương trình hòa nhạc cổ điển được khán giả thủ đô chờ đón hàng năm
Nhạc cổ điển “giăng” Thủ đô
 Nhà hát Lớn Hà Nội có thể coi là địa chỉ đỏ cho những đêm nhạc cổ điển. Với 900 ghế ngồi bố trí theo ba tầng, đây là nơi hội tụ đủ các yếu tố khá chuẩn về kĩ thuật âm thanh, ánh sáng… nên nhiều chương trình tầm quốc tế.
Và sắp tới, ngày 14- 15/ 7/2012, tại “Thánh đường” âm nhạc này, sẽ có một chương trình hòa nhạc có thể nói “khủng” nhất năm nay - “Chương trình hòa nhạc Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphonike (Đức)” mang tên "Những giai điệu cổ điển vượt thời gian". Nghệ sĩ violin Bùi Công Duy - đại diện duy nhất của Việt Nam sẽ tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng này. 
Dàn nhạc Berliner Symphoniker là dấu ấn văn hóa của thành phố Berlin. Họ đã làm giàu có các chương trình biểu diễn trên sân khấu âm nhạc cổ điển thế giới suốt 40 năm qua. Truyền thống âm nhạc, các tour diễn quốc tế và những thành công được ghi nhận trong khu vực đã khiến dàn nhạc trở thành một thương hiệu được công nhận trên toàn thế giới.
"Những giai điệu cổ điển vượt thời gian" là một chương trình lớn được chuẩn bị công phu trong vòng gần 2 năm, bởi một ê-kíp không hề xa lạ với công chúng yêu nghệ thuật: nghệ sĩ Violon Bùi Công Duy, nhà sản xuất âm nhạc Vũ Anh Tuấn.  Với 66 nhạc công của dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker sẽ mang đến một chương trình hòa nhạc hoành tráng, mang tính chất tổng hợp tinh hoa của âm nhạc cổ điển châu Âu. 
Và sự “chống lưng” của các đại gia
Để có những “bữa tiệc” âm nhạc mang tầm thế giới ấy, những người tổ chức chương trình hẳn phải yêu và tâm huyết với nó. Bởi theo ông Việt Tú- Tổng đạo diễn “Chương trình hòa nhạc Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphonike” thì tổ chức được một chương trình nhạc hàn lâm mang tầm quốc tế này rất “ngốn” tâm sức và kinh phí. 
Đó là chưa kể, phải chuẩn bị “nguồn lực” dồi dào để tiếp đón dàn nhạc 66 nhạc công quốc tế và thù lao cho họ cũng như vận chuyện hàng tấn thiết bị âm thanh và ánh sáng từ nước ngòai vào Việt Nam.
 Hầu hết, ban tổ chức các chương trình hàn lâm như vậy không thể “trụ” được nếu không có các đại gia, các nhà tài trợ yêu nghệ thuật…“chống lưng”. Ví như: hoà nhạc mang tên Hennessy, hòa nhạc mang tên Toyota và chương trình “Hòa nhạc Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphonike” này còn có Mobifone, Vietnam Airlines, Vingroup, Techcombank và Hotel De L Opera… cùng tham gia vào “cuộc chơi”. 
 “Việc lấy kinh phí tổ chức đêm nhạc hàn lâm từ nguồn thu bán vé là… một chuỵện không tưởng. Dù vé có giá vài triệu đồng/ chiếc thì cũng chỉ như gió vào nhà trống”- đạo diễn Việt Tú bộc bạch.  
Nếu như trước kia, thể loại nhạc cổ điển vẫn được coi là kén khán giả và được liệt vào danh sách “ế ẩm” so với nhạc trẻ, nhạc trữ tình thì giờ đây, có thể thấy sự …lên ngôi dòng nhạc bác học này. Bằng chứng là chương trình hoà nhạc Hennessy lần thứ XVI vừa diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội vừa rồi đã khá thành công về mặt khán giả. Mặc dù chương trình phát vé mời, nhưng không ít khán giả để có được may mắn ngồi phía trong Nhà hát lớn Hà Nội xem hoà nhạc đã sẵn sàng bỏ ra số tiền không hề nhỏ để có được tấm vé với giá “chợ đen”, có lúc lên tới 6 triệu đồng/cặp. 
Những khán giả không có vé mời, đã được Ban tổ chức “chiêu đãi” bằng việc bố trí một màn hình lớn phía trước quảng trường Cách mạng tháng Tám để truyền sóng trực tiếp. Rất đông khán giả đã tập trung ở Quảng trường để theo dõi chương trình này. Điều đó đủ thấy sức mê hoặc của nhạc cổ điển với người Việt, đặc biệt khi nhạc công lại là các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới.
Bảo Châu

Đọc thêm