Trong đó: Ngân sách Trung ương 58 tỷ đồng; ngân sách TP hơn 20.911 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp hơn 6.973 tỷ đồng, hỗ trợ theo chương trình lồng ghép hơn 13.937 tỷ đồng); ngân sách huyện hơn 29.275 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 1.455 tỷ đồng.
Vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 4.812,6 tỷ đồng; trong đó, đóng góp của nhân dân (bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm các công trình công cộng...) là 1.976,6 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 2.037 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là hơn 798 tỷ đồng.
Ngoài ra, TP đã bố trí 1.000 tỷ đồng ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được các cấp, ngành thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Đến nay, TP Hà Nội không còn tình trạng nợ đọng xây dựng NTM.
Song song thực hiện đạt nhiều kết quả về xây dựng huyện, xã NTM, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm.
Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn TP đạt 88,3%. Có 100% số xã kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại.
Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 1,81% xuống còn 0,69% (chưa trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội), đến nay có 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hoài Đức không còn hộ nghèo.
Dự kiến đến hết năm 2020, thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 55 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 0,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị đạt 95-100%.