Nhân vụ việc của Lynda Trang Đài: Chánh niệm giúp ta điều gì?

0:00 / 0:00
0:00
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị tạm giam ở Nhà tù quận Cam, Mỹ, vì tội trộm cắp hàng hóa hồi tháng 1, hiện đã được tại ngoại.

Thông tin trên lập tức trở nên ồn ào, gây tranh cãi trên mạng xã hội khi được công khai chính thức trên báo.

Theo đó, hồ sơ vụ án được công bố trên trang web của Thư ký Tòa án Quận Cam, bang Florida. Ngô Lynda Trang Đài Lê, tức ca sĩ Lynda Trang Đài, bị cơ quan chức năng cáo buộc trộm cắp tài sản thuộc nhóm hàng hóa, nông sản hoặc phương tiện vận chuyển, có giá trong khoảng 100-750 USD (2,5 - 18,8 triệu đồng). Đây là tội nhẹ theo luật bang Florida, được đặt mức tiền bảo lãnh là 1.000 USD.

Theo biên bản tường thuật vụ án, ngày 4/1, Lynda Trang Đài đến cửa hàng Gucci, mua hai chai nước hoa. Cô lấy thêm một chiếc hộp đựng airpod (giá 330 USD) trên quầy và đặt món đồ dưới ví (hay điện thoại) của mình. Ca sĩ sau đó rời khỏi cửa hàng, không thanh toán món đồ. Ngày 5/1, khi quay lại cửa hàng, Lynda bị bắt. Cô khai do hộp đựng không vừa với airpod của mình nên đã đặt lại ở quầy thanh toán. Tuy nhiên, nhân viên cửa hàng đối chứng qua camera và thấy ca sĩ không đặt lại đồ lên quầy. Lynda giải thích lúc đó cô vội nên đã ném đồ xuống đất.

Trong cuộc sống, cái cách để bào chữa cho việc hay quên, nhầm lẫn tai hại của con người thật ra chỉ là để biện hộ và chữa cháy mà thôi. Tất cả mọi sự quên (do vô tình hay cố ý) đều là do thiếu Chánh niệm, mà chánh niệm chính là sự ghi nhớ, nhận biết, làm gì biết đó bằng sự tỉnh thức, không xen tạp niệm, vọng niệm, ảo tưởng (cái tôi hay của tôi) vào mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động của mình.
Chúng ta không ai hoàn hảo nhưng nếu biết thực hành sống chánh niệm thì có thể loại bỏ rất nhiều tập khí tham sân si bên trong mỗi người.

Chúng ta không ai hoàn hảo nhưng nếu biết thực hành sống chánh niệm thì có thể loại bỏ rất nhiều tập khí tham sân si bên trong mỗi người.

Nếu biết tánh mình hay quên thì phải tự nhắc nhở mình nên kiểm tra lại coi có quên cái gì không trước khi ra khỏi nhà, khỏi tiệm, hay một nơi nào đó hay không. Ai cũng có lúc đãng trí nhưng đổ lỗi cho việc bận rộn, căng thẳng mà quên nhiều lần thì nó trở thành vấn đề, và "vấn đề lớn nhất của con người là không biết vấn đề của mình nằm ở đâu."

Lúc còn đi học tôi cũng hay quên, ra khỏi nhà quên chìa khoá trong nhà, có khi ra tiệm mua đồ ăn trả tiền xong lại bỏ quên credit card của mình ở quầy tính tiền, may là còn nhớ cái chỗ mình đã bỏ quên. Tuy nhiên cái gì không thuộc về mình thì đừng cố ý lấy nhầm. Cổ nhân có câu "đi qua ruộng dưa chớ có sửa giày, dưới gốc mận đừng sửa mũ", tình ngay mà lý gian thì phiền toái khó lường.

Chúng ta không ai hoàn hảo nhưng nếu biết thực hành sống chánh niệm thì có thể loại bỏ rất nhiều tập khí tham sân si bên trong mỗi người.

Một cuộc sống quá bận rộn, vội vã đến nỗi quên mất chính bản thân mình, sống ở đây mà hồn ở đâu thì chỉ là sự tồn tại và có mặt chứ không thật sự đang sống. Đó là lý do mà chúng ta nên cắt giảm bớt các thứ linh tinh không cần thiết, unfollow các mối quan hệ vô ích, bớt ham muốn, so đo, để dành thời gian và năng lượng cho chính mình. Ta không còn trẻ để theo đuổi những mộng tưởng viển vông.

Chỉ có chánh niệm - sati mindfulness mới có thể giúp chúng ta buông bỏ được các thói quen - thường nghiệp và tập khí nhiều đời để sống an lạc và tự tại giữa cuộc đời đầy thử thách chông gai này.

Thy Lâm

Một vị thiền sư đã từng nói "Chánh niệm là sống, không có chánh niệm là chết". Lời dạy ấy quả là chân lý. Thử ngẫm xem, nếu chúng ta sống chánh niệm, biết ghi nhận mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động nơi thân - khẩu - ý, thì đâu có chuyện rắc rối, phiền não, gây đau khổ cho mình và người khác. Nếu ai cũng sống chánh niệm thì thế giới đâu có chiến tranh, xung đột, hay mất mát đau thương.

Điều này thật sự không dễ dàng, bởi lẽ bản chất của chúng sanh là thích tìm về đám đông, đam mê phù phiếm nên thường "tìm chốn đoạn trường mà đi". Quan điểm này nhìn chung chẳng liên quan gì đến vấn đề tôn giáo hay đức tin nào cả mà là common sense (lẽ thường ở đời). Tâm lý của con người nếu không được rèn luyện sẽ có xu hướng học theo cái xấu nhanh hơn điều thiện, vì thói quen bắt cảnh từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt, đó là tập khí đã huân tập nhiều đời.

Do đó, sự dạy dỗ trong gia đình và môi trường xã hội giữ một phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người.

Đời sống thế tục có thể lôi cuốn, dẫn dắt chúng ta không ngừng nghỉ, nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn hơn một chút, biết lắng nghe và tập cho cái tâm của mình học cách ghi nhớ và quan sát mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình, đó chính là "vũ khí" để chế ngự giặc phiền não.

Chỉ có chánh niệm - sati mindfulness mới có thể giúp chúng ta buông bỏ được các thói quen - thường nghiệp và tập khí nhiều đời để sống an lạc và tự tại giữa cuộc đời đầy thử thách chông gai này.