Nhập siêu

Theo thông tin từ Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 830 USD, còn rất thấp nếu so với một số nước ASEAN (chỉ bằng 14% kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Malaysia, 42% của Thái Lan và 1% của Singapore). Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đã lên tới 84 tỷ USD (tăng 20,1% so với năm 2009).

Theo thông tin từ Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 830 USD, còn rất thấp nếu so với một số nước ASEAN (chỉ bằng 14% kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Malaysia, 42% của Thái Lan và 1% của Singapore). Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đã lên tới 84 tỷ USD (tăng 20,1% so với năm 2009).

Trong năm qua, cả nước đã nhập gần 5 tỷ USD các mặt hàng thuộc nhóm cần kiểm soát nhập khẩu, hàng xa xỉ và tăng hơn năm trước đến 14%. Nhiều loại hàng xa xỉ như ô-tô đặc chủng, máy bay, điện loại di động thế hệ mới, bia rượu…

Đóng góp vào mức tăng nhập siêu từ năm này qua năm khác còn có những mặt hàng mà mới nghe ai cũng rất tức giận: Các doanh nghiệp đã nhập cả tăm xỉa răng, xà phòng, dầu gội đầu và nhiều loại nông sản, rau củ quả, bánh kẹo, giày dép và quần áo may sẵn của nước ngoài… mà chưa chắc chất lượng đã tốt hơn hàng sản xuất trong nước.

Nếu thống kê được những loại hàng nhập lậu từ các cửa khẩu, chắc hẳn con số nhập siêu không dừng lại ở đó. Và đâu là những nguyên nhân?

Trước hết, cần nói rõ là trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước. Thống kê được nhập siêu và các mặt hàng tiêu dùng nêu trên có nghĩa là biết mà không ngăn chặn hoặc không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Quản lý Nhà nước bằng việc kêu gọi người dân “ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhưng nhiều cán bộ, công chức, viên chức vẫn dùng hàng ngoại, hút thuốc lá ngoại, đi ô-tô ngoại loại đắt tiền thì không thể làm gương được cho quảng đại hơn tám mươi triệu người tiêu dùng trong cả nước. Ai cũng biết quan chức Nhà nước ở Trung Quốc chỉ mặc quần áo sản xuất mang mác “made  in China”, quan chức Hàn Quốc chỉ đi xe sản xuất của nước họ là những tấm gương để kêu gọi người dân nghe và noi theo. Người dân Thái Lan ăn gạo Thái vì Hoàng gia cũng như vậy. Và họ hãnh diện vì hành động mang tính yêu nước đó. Không có khẩu hiệu nào hiệu quả hơn bằng những hành động làm gương của những người có trách nhiệm trước dân.

Thứ hai, là phải triệt tiêu các hành vi tiêu dùng theo “khuynh hướng khoa trương”, vốn là đặc điểm tâm lý trong những nền kinh tế mới trỗi dậy. Khuynh hướng khoa trương luôn chạy theo hàng ngoại, sính ngoại, ưa chưng diện, chơi nổi… Nó làm doãng khoảng cách giữa tiêu dùng và tiết kiệm, thậm chí tiết kiệm… âm. Tiêu dùng quá đáng dẫn tới không còn tiết kiệm thì lấy đâu cho đầu tư phát triển. Cho nên, để duy trì tốc độ phát triển, đất nước lại phải mang thêm gánh nặng nợ vay từ các khoản ODA. Nợ ấy sẽ tiếp tục đổ lên đầu các thế hệ mai sau là điều tất yếu.
Cuối cùng là ta đang dấy lên một phong trào học tập và làm theo tấm gương Cần Kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta không thể hiện nó được trên thực tế. Vẫn cứ dừng lại ở chỗ hô khẩu hiệu ở khắp nơi. Những tỷ tỷ ngoại tệ thu được từ nguyên liệu, nông sản sơ chế, dầu thô và sức lao động rẻ để đổi lấy hàng tiêu dùng xa xỉ cho một bộ phận giàu có và sính ngoại là một nghịch lý đau lòng vậy!
TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG

Đọc thêm