Trao đổi về tình trạng có nhiều doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: Việc doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động trước mắt ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, nhưng sau còn ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp…
Với tư cách là người đại diện cho cơ quan Công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động, ông đánh giá như thế nào về tình hình lương thưởng năm nay?
Tiền lương và thưởng Tết năm nay của người lao động nhìn chung cao hơn năm trước từ 15 đến 20%. Đa số các doanh nghiệp năm nay áp dụng chế độ thưởng 1 tháng lương cho người lao động, các doanh nghiệp thưởng 2 -3 tháng cũng có nhiều.
Còn doanh nghiệp thưởng mức cao ngất ngưởng từ 300 đến hơn 500 trăm triệu đồng cũng có, nhưng đó chỉ là số ít, số này thuộc về lao động quản lý có trình độ cao.
Những ngành thưởng cao năm nay đứng đầu là Bưu chính viễn thông, sau đó là dầu khí, ngân hàng và bất động sản. Các ngành này năm trước vốn đã cao, nhưng năm nay bản thân trong ngành này cũng cao hơn năm trước.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới việc năm nay mức lương bình quân và thưởng Tết lại cao hơn năm truớc?
Năm nay tiền lương tối thiểu tăng, cao hơn năm trước từ 12 -13%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp năm nay làm ăn cũng ổn định hơn do không bị tác động nặng nề từ khủng hoảng kinh tế như năm trước.
Mức lương thưởng năm nay cao hơn năm trước liệu đời sống của người lao động có được cải thiện hơn?
Dù tiền lương thưởng Tết năm nay tăng, nhưng năm nay chỉ số lạm phát (CPI) cao. Điều này cho thấy đời sống thực tế của người lao động không được cải thiện. Tiền lương, thưởng Tết tăng nhưng cũng chỉ đủ bù đắp tăng giá.
Thực tế cho thấy, trong năm qua lương tăng và thưởng tăng thì vẫn không đuổi kịp việc tăng giá sinh hoạt, không theo kịp giá tăng tiền thuê nhà ở và các sinh hoạt ăn uống… Điều này dẫn đến đời sống người lao động vẫn rất khó khăn, thậm chí người lao động không đủ chi tiêu, không đủ bù đắp sức lao động.
Ông nghĩ sao về tình trạng nhiều doanh nghiệp ngại công bố mức lương thưởng Tết của doanh nghiệp mình?
Điều này là thực tế vì tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo lương thưởng Tết năm nay với các cơ quan chức năng chỉ chiếm 2 -3% tổng số doanh nghiệp trong cả nước.
Thậm chí, có tình trạng doanh nghiệp không công bố mức thưởng Tết thực tế của mình mà công bố mức thưởng Tết thấp hơn, vì họ ngại công bố rồi lại gây sự chú ý.
Ngay cả tiền lương của người lao động có doanh nghiệp chỉ công bố mức chung theo mặt bằng của xã hội, họ không muốn để cho người ngoài biết về tiền lương của doanh nghiệp mình và thậm chí ngay trong một doanh nghiệp mức lương thưởng của mỗi người cũng được giấu kín.
Một nguyên nhân nữa khiến doanh nghiệp báo cáo mức lương thưởng thấp hoặc thậm chí còn không báo cáo là còn vì họ ngại ngành thuế.
Theo thông báo của các Sở LĐTB&XH hiện nay cho thấy, có nhiều doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động. Việc này theo ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người lao động?.
Tâm lý tập quán của người lao động Việt Nam là vào các ngày lễ, ngày Tết đều mong được thưởng. Xét ở một góc độ nào đó tiền thưởng Tết dù ít hay nhiều phần nào đó sẽ động viên người lao động tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì làm ăn không đạt hoặc thậm chí thua lỗ hay vì một lý do nào đó đã không thưởng cho người lao động. Việc này trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, nhưng sau còn ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.
Vì khi người lao động không được thưởng Tết thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và người lao động sẽ không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa. Tình trạng này dẫn đến doanh nghiệp không giữ chân được người lao động, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao.
Vậy ông có khuyến cáo gì đối với những doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động?
Chúng tôi khuyến cáo dù doanh nghiệp có khó khăn thì cũng nên cân đối để thưởng cho người lao động. Có thể tiền lương thưởng trong năm không cao, nhưng Tết đến phải thưởng cho người lao động ít nhất là nửa tháng lương để người lao động còn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Xin cám ơn ông!
Ông Đặng Quang Điều |
Tiền lương và thưởng Tết năm nay của người lao động nhìn chung cao hơn năm trước từ 15 đến 20%. Đa số các doanh nghiệp năm nay áp dụng chế độ thưởng 1 tháng lương cho người lao động, các doanh nghiệp thưởng 2 -3 tháng cũng có nhiều.
Còn doanh nghiệp thưởng mức cao ngất ngưởng từ 300 đến hơn 500 trăm triệu đồng cũng có, nhưng đó chỉ là số ít, số này thuộc về lao động quản lý có trình độ cao.
Những ngành thưởng cao năm nay đứng đầu là Bưu chính viễn thông, sau đó là dầu khí, ngân hàng và bất động sản. Các ngành này năm trước vốn đã cao, nhưng năm nay bản thân trong ngành này cũng cao hơn năm trước.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới việc năm nay mức lương bình quân và thưởng Tết lại cao hơn năm truớc?
Năm nay tiền lương tối thiểu tăng, cao hơn năm trước từ 12 -13%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp năm nay làm ăn cũng ổn định hơn do không bị tác động nặng nề từ khủng hoảng kinh tế như năm trước.
Mức lương thưởng năm nay cao hơn năm trước liệu đời sống của người lao động có được cải thiện hơn?
Dù tiền lương thưởng Tết năm nay tăng, nhưng năm nay chỉ số lạm phát (CPI) cao. Điều này cho thấy đời sống thực tế của người lao động không được cải thiện. Tiền lương, thưởng Tết tăng nhưng cũng chỉ đủ bù đắp tăng giá.
Thực tế cho thấy, trong năm qua lương tăng và thưởng tăng thì vẫn không đuổi kịp việc tăng giá sinh hoạt, không theo kịp giá tăng tiền thuê nhà ở và các sinh hoạt ăn uống… Điều này dẫn đến đời sống người lao động vẫn rất khó khăn, thậm chí người lao động không đủ chi tiêu, không đủ bù đắp sức lao động.
Ông nghĩ sao về tình trạng nhiều doanh nghiệp ngại công bố mức lương thưởng Tết của doanh nghiệp mình?
Điều này là thực tế vì tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo lương thưởng Tết năm nay với các cơ quan chức năng chỉ chiếm 2 -3% tổng số doanh nghiệp trong cả nước.
Thậm chí, có tình trạng doanh nghiệp không công bố mức thưởng Tết thực tế của mình mà công bố mức thưởng Tết thấp hơn, vì họ ngại công bố rồi lại gây sự chú ý.
Ngay cả tiền lương của người lao động có doanh nghiệp chỉ công bố mức chung theo mặt bằng của xã hội, họ không muốn để cho người ngoài biết về tiền lương của doanh nghiệp mình và thậm chí ngay trong một doanh nghiệp mức lương thưởng của mỗi người cũng được giấu kín.
Một nguyên nhân nữa khiến doanh nghiệp báo cáo mức lương thưởng thấp hoặc thậm chí còn không báo cáo là còn vì họ ngại ngành thuế.
Theo thông báo của các Sở LĐTB&XH hiện nay cho thấy, có nhiều doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động. Việc này theo ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người lao động?.
Tâm lý tập quán của người lao động Việt Nam là vào các ngày lễ, ngày Tết đều mong được thưởng. Xét ở một góc độ nào đó tiền thưởng Tết dù ít hay nhiều phần nào đó sẽ động viên người lao động tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì làm ăn không đạt hoặc thậm chí thua lỗ hay vì một lý do nào đó đã không thưởng cho người lao động. Việc này trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, nhưng sau còn ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.
Vì khi người lao động không được thưởng Tết thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và người lao động sẽ không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa. Tình trạng này dẫn đến doanh nghiệp không giữ chân được người lao động, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao.
Vậy ông có khuyến cáo gì đối với những doanh nghiệp không thưởng Tết cho người lao động?
Chúng tôi khuyến cáo dù doanh nghiệp có khó khăn thì cũng nên cân đối để thưởng cho người lao động. Có thể tiền lương thưởng trong năm không cao, nhưng Tết đến phải thưởng cho người lao động ít nhất là nửa tháng lương để người lao động còn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Xin cám ơn ông!
Theo báo cáo từ Sở LĐTBXH TP.HCM, trong dịp Tết Tân Mão sắp tới có 121 doanh nghiệp (13%) trong số hơn 1.000 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố không có thưởng tết. Nguyên nhân theo giải thích của đại diện sở là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, thu hồi nợ khó, quyết toán công trình chậm, ảnh hưởng đến tình hình tài chính cuối năm. Các doanh nghiệp lỗ hoặc mới thành lập cũng không thể thưởng tết cho người lao động. Bà Nguyễn Thị Châu Long, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương (Sở LĐTB&XH Hà Nội) cho biết, tiền lương và tiền thưởng bình quân của các doanh nghiệp năm nay có cao hơn so với Tết năm ngoái, nhưng thực tế đời sống của người lao động vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, tiền lương bình quân tăng so với năm 2009 là 37,5%, nhưng chỉ số giá tiêu dùng năm 2010, theo Tổng cục Thống kê là tăng tới 11,75%. Dự báo tháng giáp Tết chỉ số này có thể tăng tiếp. |
Theo Vũ Điệp
VietNamNet
VietNamNet