Theo tin từ hệ thống siêu thị Maximark, Citimart khu vực TPHCM, sẽ có 300 mặt hàng tiêu dùng tăng giá bắt đầu từ cuối tháng 8 này với mức tăng trong khoảng 3 - 12%. Các mặt hàng tăng giá tập trung nhiều nhất ở nhóm thực phẩm như đồ hộp, bánh kẹo với gần 100 loại, mức tăng bình quân 5%; dầu ăn tăng 3%; hóa mỹ phẩm tăng 5 - 8%; gia dụng tăng 4 - 5%, hàng may mặc tăng 5 - 12%. Lý do tăng giá được các nhà cung cấp đưa ra là do giá đường tăng, nguyên liệu đầu vào như hóa chất, bao bì tăng, tỉ giá đô la trên thị trường tự do tăng… Theo tính toán của của doanh nghiệp, việc giá xăng tăng 450 đồng/lít ngày 9-8 vừa qua cũng là yếu tố khiến giá một số mặt hàng tiếp tục tăng trong thời gian tới. “Giá các mặt hàng điện, than bán cho điện, giá một số hàng hóa thiết yếu trong nước khác như xi măng, thép, phân bón,… hiện có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ do nguồn cung dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu.
|
Từ cuối tháng 8, nhiều mặt hàng trong siêu thị sẽ tăng giá. Ảnh: Hồng Vĩnh |
Việc tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của các bộ, ngành, địa phương sẽ là yếu tố quyết định để bình ổn giá thị trường thời gian tới. Nếu không xảy ra những diễn biến bão lũ bất thường, bất khả kháng thì chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 8 tăng nhẹ, khoảng từ 0,2%-0,25% so với tháng 7”- Đại diện Cục Quản lý Giá nhận định.Thận trọng
"Thép tăng giá rồi các mặt hàng thực phẩm và mới nhất là xăng dầu tăng giá là hiện tượng đáng lưu ý, làm nóng lại cảnh báo từ đầu năm về nguy cơ lạm phát tăng trở lại vào cuối năm. Cùng với đó, xu hướng lãi suất không những không hạ mà đang có xu hướng tăng. Điều này đang có nguy cơ gây ra lạm phát vào cuối năm và năm tới. " - TS Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội. |
Trao đổi với báo giới nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học giá cả, PGS, TS Ngô Trí Long cho biết, theo quy luật hàng năm, các tháng từ tháng 5 đến tháng 7 giá tương đối ổn định. Các tháng cuối năm giá có xu hướng tăng trở lại. Giá xăng tăng thêm 450 đồng/lít, giá sữa kèm theo giá nhiều mặt hàng ở các địa phương tăng chắc chắn sẽ kéo chỉ số giá tháng 8 tăng cao hơn tháng 7. Tuy nhiên, các địa phương cũng đã có động thái chuẩn bị cho việc tăng giá này. Cụ thể, Hà Nội đã cho doanh nghiệp vay 300 tỷ đồng, với lãi suất 0% để bình ổn giá. Ông Long phân tích, tỉ giá trên thị trường tự do tăng trong những ngày gần đây cũng tác động đến một số nguyên vật liệu, các mặt hàng nhập khẩu đầu vào. Tuy nhiên, mức tác động này thế nào, có tạo ra vòng xoáy tăng giá mới hay không thì chưa thể xác định do có nhiều yếu tố khác chi phối. “Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào, khi tỉ giá tăng thì đương nhiên giá cũng tăng. “Việc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đưa ra đề xuất tăng giá điện lên mức 1.500 đồng/kWh cũng là yếu tố kích giá tăng”- Ông Long cảnh báo.
Theo Phạm Tuyên
Tiền Phong
Tiền Phong