Nhìn lại một năm hoạt động của HĐND tỉnh

Cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND chủ động xây dựng nội dung, triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đề ra.
Cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND chủ động xây dựng nội dung, triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đề ra.

Trong năm 2010, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 03 kỳ họp.

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 3 xem xét và cho ý kiến về 15 báo cáo, tờ trình thông qua 08 dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trỉnh tại kỳ họp. Trong đó có các nghị quyết quan trọng như chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập, dân lập, tư thục; mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp ….

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh đã xem xét các báo cáo thường kỳ theo quy định của pháp luật. Thảo luận và quyết nghị 10 nghị quyết, trong đó có 02 Nghị quyết thường kỳ, 08 Nghị quyết chuyên đề như Nghị quyết về thành lập Phòng Dân tộc và đổi tên Phòng Công thương thành Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND các huyện, UBND thành phố Thái Nguyên; Nghị quyết về bổ sung biên chế sự nghiệp và số lượng hợp đồng lao động năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội và Cộng tác viên làm công tác Dân số - Gia đình - Trẻ em ở xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; ….

Kỳ họp thứ 15 sẽ xem xét các báo cáo trình HĐND theo qui định và dự kiến thông qua 13 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2010 và những năm tiếp theo.

Về hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, đã chuẩn bị tốt nội dung, chương trình các kỳ họp của HĐND đảm bảo đúng trình tự và qui định của pháp luật. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ các cấp trong tỉnh tổ chức tổ chức cho đại biểu HĐND 3 cấp cùng tiếp xúc cử tri để có thể giải đáp trực tiếp những vấn đề cử tri quan tâm theo thẩm quyền tại xóm, bản, tổ dân phố. Sau tiếp xúc cử tri, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND tổng hợp và phản ánh đầy đủ tại các kỳ họp.

Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên chủ động theo dõi và phối hợp với UBND tỉnh trong việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp, đảm bảo cho công tác điều hành của UBND tỉnh được kịp thời và có hiệu quả; làm tốt công tác điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND tỉnh phù hợp với thời gian, đặc điểm và tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh; phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là giám sát công tác triển khai thực hiện 05 Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay tại một số địa phương. Công tác tiếp công dân của HĐND tỉnh đã đi vào nề nếp. Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm.

Năm 2010, các Ban của HĐND tỉnh đã hoàn thành chương trình giám sát theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, thường xuyên giám sát về các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo qui định của Luật.

Ban Kinh tế và Ngân sách tổ chức khảo sát tình hình thực hiện thu phí qua cầu tại cầu treo làng Vòng xã Phú Lạc huyện Đại Từ; Khảo sát thực tế tại Ban quản lý khu di tích lịch sử ATK; Ban quản lý khu di tích lịch sử Tân Trào. Giám sát tiến độ thực hiện Dự án khu công nghiệp Sông Công; Dự án kè chống lũ, bảo vệ chỉnh trang bờ sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên; Dự án khu công nghiệp Nam Phổ Yên; Dự án đường Bắc Sơn…

Ban Pháp chế giám sát chuyên đề theo đúng Chương trình giám sát ban hành tại Nghị quyết số 28/2009/NQ - HĐND ngày 12/12/2009 của HĐND tỉnh. Cụ thể, Ban đã triển khai giám sát công tác giải quyết án dân sự tại Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên và 9 đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện; giám sát việc triển khai thực hiện Luật Thi hành án Dân sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại Cục thi hành án tỉnh và giám sát công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng biên chế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010 tại Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Phối hợp cùng Sở Nội vụ khảo sát thực trạng hoạt động của cán bộ không chuyên trách cấp xã và xóm, tổ dân phố tại một số UBND cấp xã để chuẩn bị cho việc ban hành Nghị quyết quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Ban Văn hoá- xã hội tổ chức khảo sát, giám sát trực tiếp tại 17 đơn vị, giám sát gián tiếp tại 13 đơn vị về một số nội dung như việc thực hiện nghị quyết số 02 về phê chuẩn đề án thực hiện chuẩn y tế xã giai đoạn 2006-2010; việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh từ năm 2004 – 2010 thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao và du lịch, Lao động, thương binh và xã hội…

Ban Dân tộc giám sát việc thực hiện chương trình 135 giai đoàn II; giám sát về tình hình và kết quả thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo và chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo thuộc Chương trình 135 trên địa bàn.

Sau các cuộc giám sát các Ban của HĐND tỉnh đều có thông báo kết quả giám sát đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị được giám sát, những vấn đề khó khăn, vướng mắc và kiến nghị cụ thể bằng văn bản gửi đến các cơ quan hữu quan để kiến nghị thực hiện.

Trong năm 2010, các Ban của HĐND tỉnh đã tiến hành thẩm tra 50 báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết với chất lượng thẩm tra được nâng lên. Nội dung báo cáo thẩm tra đã thể hiện được tính phản biện cao trong việc đánh giá, xem xét về qui trình soạn thảo, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, sự phù hợp và khả năng thực thi của các vấn đề mà cơ quan soạn thảo trình HĐND, điều đó đã giúp các đại biểu HĐND có đầy đủ thông tin, căn cứ xác đáng trước khi biểu quyết thông qua. Công tác thẩm tra của các Ban HĐND được thực hiện theo đúng qui định của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND và UBND, nên đã từng bước góp phần giúp cơ quan soạn thảo và trình dự thảo nghị quyết chấp hành tốt hơn các qui định của Luật, đặc biệt là việc tuân thủ qui trình và các bước trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND còn có một số hạn chế như một số thành viên kiêm nhiệm của các Ban HĐND chưa tích cực tham gia các cuộc giám sát, các hội nghị thẩm tra; công tác tiếp dân, quản lý, theo dõi, giám sát và đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tuy đã được quan tâm nhưng chưa triệt để, vẫn còn một số đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được các cơ quan giải quyết và trả lời theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm