Nhìn lại mục tiêu giảm 10% bệnh nghề nghiệp

Mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng và hạnh phúc cho người lao động.

Theo Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, hàng năm giảm 10% số người lao động (NLĐ) mắc mới bệnh nghề nghiệp (BNN); đảm bảo trên 80% NLĐ làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các BNN được khám phát hiện BNN. Năm 2010 đã sắp kết thúc, liệu mục tiêu này có hoàn thành?

Đảm bảo mục tiêu giảm BNN mới

Mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng và hạnh phúc cho người lao động, tài sản của Nhà nước, của công dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

fgtyhuj
Ảnh minh họa

Giảm 10% số NLĐ mắc mới BNN; đảm bảo trên 80% NLĐ làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các BNN được khám phát hiện BNN. - 100% NLĐ đã xác nhận bị TNLĐ và BNN được điều trị, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng.

Theo Hồ sơ Quốc gia về ATVSLĐ, tính tới nay, mạng lưới y tế lao động được củng cố. Cụ thể, đến hết năm 2008, cả nước đã có 58 Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, trung tâm y tế Bộ, ngành thành lập khoa y tế lao động (chiếm 75,3%); đã có 37 phòng khám BNN tại 31 tỉnh và 6 ngành, trong đó có khoảng 20 phòng khám BNN triển khai khám 3 đến 5 loại BNN. 98,7% các tỉnh, các Bộ, ngành đã trang bị máy, thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác giám sát MTLĐ và khám phát hiện BNN.

Nhìn lại chặng đường này, có thể thấy mục tiêu nói trên không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Theo báo cáo trong năm 2006, mới có 24 tỉnh/ngành tiến hành khám 11 loại BNN tại trên 200 cơ sở sản xuất có nguy cơ mắc BNN. Tổng số công nhân được khám là 53.863, trong đó có 5.018 người được chẩn đoán mắc BNN (chiếm tỷ lệ 9,4%).

Cũng trong năm 2006, các địa phương mới đưa ra giám định được đối với 8/21 loại BNN; trong đó bệnh bụi phổi-silic có 434 trường hợp (45,8%), bệnh điếc do ồn 327 trường hợp (34,5%); sạm da nghề nghiệp 130 trường hợp (13,7%). Còn lại là các trường hợp viêm phế quản mạn tính (24), nhiễm độc chì (14), lao nghề nghiệp (8) và bệnh do quang tuyến X và phóng xạ (4 ca). Năm 2006 số lượng Trung tâm YTDP là 54 Trung tâm.

Cũng theo thống kê này, tới năm 2007 mới chỉ có khoảng 2.879 cơ sở sản xuất tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân. Số tích lũy BNN trong toàn quốc đến tháng 12/2007 là 23.872 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 17.785 ca chiếm 74,5%, điếc nghề nghiệp là 3.818 ca chiếm 16%.

Cũng mới chỉ có 22 tỉnh/ngành tiến hành khám 15 loại BNN tại trên 200 cơ sở sản xuất có nguy cơ mắc BNN. Tổng số công nhân được khám là 55.252, trong đó có 2.842 người được chẩn đoán mắc BNN (chiếm tỷ lệ 5,14%).

Năm 2008, tổng số công nhân được khám sức khoẻ định kỳ là 1.981.195 (chiếm khoảng 39,6% công nhân), tăng 1,56 lần so với năm 200. Đã có 1.344.537 trường hợp đến khám chữa bệnh tại y tế cơ sở chiếm 29,8% tổng số công nhân được quản lý.Đã có 26 tỉnh/ngành tiến hành khám 12 loại BNN cho 1.131 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây BNN...

Quản lý môi trường lao động tại cơ sở sản xuất còn bất cập

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh và ngành đến tháng 12/2007, mới chỉ có trên 2.000 cơ sở được đo kiểm tra giám sát môi trường lao động (MTLĐ) (chiếm khoảng 20% số cơ sở được quản lý tại địa phương và chỉ chiếm khoảng 1% tổng số cơ sở sản xuất trong toàn quốc).

Tổng số mẫu đo kiểm tra môi trường đã được đo là 324.910 (tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2006); trong đó số vượt tiêu chuẩn cho phép là 46.863 mẫu, chiếm 14,42% (giảm 2,5% so với năm 2006). Những đơn vị thực hiện tốt công tác đo kiểm tra MTLĐ tại các cơ sở bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang. Đến hết tháng 12 năm 2008, đã có 4.222 cơ sở được đo kiểm tra giám sát MTLĐ, tăng gấp 2 lần so với năm 2007.

Tổng số mẫu đo kiểm tra môi trường là 372.888, tăng 14,7% so với năm 2007; số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là 48.648 mẫu (chiếm 13,04%) tăng 3,8% so với năm 2007, chủ yếu là yếu tố rung, ồn, ánh sáng, bụi và vi khí hậu.

Việc giám sát MTLĐ cho đến nay vẫn là vấn đề hết sức bức xúc và còn nhiều bất cập, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ, làng nghề và các DN nhỏ. Theo Bộ Y tế thì các hoạt động về lĩnh vực y tế lao động hiện còn hạn chế.

Một số Lãnh đạo Trung tâm chưa quan tâm đúng mức, chưa khai thác hết khả năng, năng lực làm việc của khoa Y tế lao động, mà mới chỉ tập trung vào hoạt động đo quan trắc môi trường lao động, còn hoạt động khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe người lao động chưa tổ chức triển khai.

Để khắc phục, theo Bộ Y tế rà soát sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp quy về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bổ sung chức năng thanh tra vệ sinh lao động cho ngành Y tế. Đặc biệt, cần đầu tư ngân sách cho các hoạt động của y tế lao động như những chương trình mục tiêu quốc gia./.

Thanh Lương

Đọc thêm