Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ Thần Tài được xem là một phần không thể thiếu trong nhiều gia đình, cửa hàng, hoặc doanh nghiệp. Thần Tài được coi là vị thần mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Tuy nhiên, việc lập và bài trí bàn thờ Thần Tài không đơn giản chỉ là đặt tượng và thắp hương. Theo các chuyên gia phong thủy và tín ngưỡng dân gian, có nhiều yếu tố cần lưu ý để bàn thờ phát huy được hiệu quả tối đa.
Theo quy tắc "nhất vị nhị hướng", nên đặt ban thờ theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc đặt tại các phương vị quý nhân, tài lộc.
Ban thờ Thần Tài nên đặt theo đúng phong thuỷ "toạ Sơn hướng Thuỷ", lưng ban thờ nên tựa vào tường vững chắc, tránh những vị trí động, không nên tựa vào cầu thang, tránh vị trí tường không sạch sẽ như nhà vệ sinh, phòng tắm...
Không nên đặt ban thờ ở những vị trí góc nhọn vì sẽ có nhiều sát khí ảnh hưởng tới ban thờ Thần Tài.
Nên bố trí ban thờ theo lối trong cao ngoài thấp, các vị trí ông Thần tài Thổ địa ở nơi cao nhất trên ban. Cần làm nghi thức nạp cốt trước khi tiến hành an vị các ông vào vị trí.
Tượng Thổ Địa bố trí bên tĩnh trên ban thờ là bên phải của ban thờ – là bên trái khi nhìn vào ban thờ.
Tượng Thần Tài bố trí bên động - bên trái của ban thờ – là bên phải khi nhìn vào ban thờ.
Phía trước ông Thần Tài – Thổ Địa bố trí bát hương, nậm gạo – muối – nước.
Khi đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ nên đặt theo hướng đón lộc là ở cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam) hoặc cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc).
Hoặc, gia chủ có thể đặt bàn thờ Thần Tài theo mệnh của gia chủ.
Ở giữa ban thờ Thần Tài và mặt nguyệt của bát hương sẽ hướng thẳng theo hướng ban thờ Thần Tài.
Phía trước bát hương là vị trí để bố trí đĩa bồng đựng hoa quả, bánh kẹo thờ cúng. Lưu ý nên đặt đĩa bồng thấp hơn mặt nguyệt bát hương.
Phía trước của đĩa bồng bố trí bộ kỷ chén thờ để dâng nước.
Vị trí này nếu không dùng 5 chén đựng nước ta sẽ đặt lần lượt vào đó là rượu – chè khô – nước – gạo – muối.
Cóc Thiềm Thừ đặt bên trái và luôn hướng vào bên trong ban thờ Thần Tài để nhả tài lộc cho gia chủ.
Long quy đặt bên tay phải và luôn hướng ra bên ngoài của ban thờ Thần Tài để đón khí – hóa sát, kị tà.
Khi lập ban thờ Thần Tài, gia chủ cần lưu ý ngày giờ lập ban thờ phải chọn là ngày đẹp, tốt cho gia chủ, và phù hợp với thực tế.
Gia chủ bao sái các vật phẩm, xông khí khu vực đặt ban, hoặc cả phòng để đón cát khí.
Đồng thời, gia chủ cần thường xuyên lau chùi bàn thờ sạch sẽ để vượng khí và hút nhiều tài lộc hơn, bởi Thần Tài ưa sạch sẽ. Nhưng lưu ý không nên lau dọn bàn thờ Thần Tài vào các ngày: Ngày nguyệt kỵ: 5, 14, 23 (âm lịch); Ngày tam nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 (âm lịch). Khi lau bàn thờ Thần Tài nên dùng dụng cụ riêng biệt, tránh dùng chung với dụng cụ vệ sinh khác trong gia đình.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, dựa trên quan niệm lưu truyền trong dân gian của người Việt.