Gia đình tan vỡ, hai người lớn phải trải qua cơn lốc cuộc đời đã đành nhưng những đứa con sẽ ra sao khi chưa đến tuổi trưởng thành?
Nhiều đứa con chán nản vì cha mẹ bỏ nhau, để cuộc đời rơi tự do. Nhưng cũng có những đứa con, trước khó khăn ấy, lại tìm cho mình con đường và tự nhủ cuộc đời mình sẽ không như vậy.Cái tôi của các cặp vợ chồng Chị Mỹ Duyên (quận 8 - TPHCM) cho biết chị ly hôn vì chồng quá coi thường chị, xem chị là người ăn bám. Còn chồng chị thì cho rằng vợ không tôn trọng mình, suốt ngày chê bai. Điều đó khiến cả hai cùng cảm thấy khó chịu về nhau. Hai người ly hôn khi con gái bắt đầu bước vào tuổi 13, cái tuổi dễ bị dao động và khó bảo nhất. Kết quả là con gái không coi ba mẹ mình ra gì, ai nói nó cũng cãi. Chị Duyên than thở: “Tôi nói mà nó không thèm nghe, còn bảo “mẹ chả biết gì”. Có lẽ cả một quãng thời gian dài vợ chồng tranh luận, cãi vã nó đã nghe thấy nên nó nói về tôi đúng những câu mà chồng tôi đã từng nhận xét về tôi: Vụng về, ăn bám và chả có học thức gì. Nghe con nói mà mình đau hết cả lòng nhưng đó cũng là lỗi do mình bao nhiêu năm không để ý đến việc những điều người lớn nói sẽ tác động vào trẻ”.
|
ia đình tan vỡ, hai người lớn phải trải qua cơn lốc cuộc đời đã đành nhưng những đứa con sẽ ra sao khi chưa đến tuổi trưởng thành? (Ảnh minh họa) |
Trước mặt tôi là cô bé mà 3 năm trước học khá giỏi của lớp luyện thi chứng chỉ Anh văn. Em kể sau khi đậu bằng B, em cố hoàn tất chương trình cao đẳng để xin việc làm. Nào ngờ, những buổi tối chứng kiến ba mẹ “hỗn chiến”, rồi kéo nhau ra tòa ly hôn, em chao đảo, bỏ học, sống vật vờ.
Tế nhị, tôi không dám hỏi em hiện làm gì. Gặp em tại Bến xe Chợ Lớn, dáng mệt mỏi, quần áo xốc xếch... tôi nghĩ mình không hỏi hay hơn. Em từ chối khi tôi dúi vào tay em ít tiền. Em không muốn mất đi một cái gì đó còn sót lại của một người từng ngồi ở giảng đường.
Mẹ em là một giám đốc kinh doanh giỏi nhưng ba em chỉ là một lái xe. Mẹ em coi thường chồng, còn ba em lại có bồ. Hai người không thể sống với nhau nhưng lại không để con thấy sự tốt đẹp ở gia đình nên khiến em thất vọng.
Đứng vững dù cha mẹ ly hôn
Tuy nhiên, không phải những gia đình tan nát nào con cái cũng hư hỏng. Em Minh Hồng, hiện học lớp 12 tại một trường THPT ở quận 3, sau một năm bị sốc do ba mẹ ly hôn, em bỏ học. Rồi chính em đã tự trấn tĩnh và trở vào trường xin học lại. Giáo viên chủ nhiệm cũ đã dang tay chào đón em. Em trở lại là một học sinh năng nổ.
Tế nhị, tôi không dám hỏi em hiện làm gì. Gặp em tại Bến xe Chợ Lớn, dáng mệt mỏi, quần áo xốc xếch... tôi nghĩ mình không hỏi hay hơn. Em từ chối khi tôi dúi vào tay em ít tiền. Em không muốn mất đi một cái gì đó còn sót lại của một người từng ngồi ở giảng đường.
Mẹ em là một giám đốc kinh doanh giỏi nhưng ba em chỉ là một lái xe. Mẹ em coi thường chồng, còn ba em lại có bồ. Hai người không thể sống với nhau nhưng lại không để con thấy sự tốt đẹp ở gia đình nên khiến em thất vọng.
Đứng vững dù cha mẹ ly hôn
Tuy nhiên, không phải những gia đình tan nát nào con cái cũng hư hỏng. Em Minh Hồng, hiện học lớp 12 tại một trường THPT ở quận 3, sau một năm bị sốc do ba mẹ ly hôn, em bỏ học. Rồi chính em đã tự trấn tĩnh và trở vào trường xin học lại. Giáo viên chủ nhiệm cũ đã dang tay chào đón em. Em trở lại là một học sinh năng nổ.
Em tâm sự: “Ba mẹ không thương em, thật tàn nhẫn khi cho em cú sốc lúc em học cuối cấp. Nhưng thôi, không ai thương mình bằng mình, em nghĩ thế nên quyết tâm không lặp lại cuộc sống của ba mẹ”. Hiện em sống với ông bà ngoại, ba mẹ hằng tháng gửi tiền ăn học cho em. Em nói: “Em cố gắng học xong lớp 12 rồi học nghề uốn tóc, làm móng... để dễ tìm việc làm. Nếu em vào được đại học hoặc cao đẳng, em cũng sẽ đi dạy kèm hoặc phụ cô em bán quán nước kiếm tiền tự sống càng sớm càng tốt”.
Hai chị em Phạm Thu H. và T. Hiền (ở Tân Sơn Nhì, Tân Bình - TPHCM) bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ. Ba lấy vợ khác. Em T. Hiền sống với cô Hai, chị ruột của ba, còn Phạm Thu H. được cô Năm, em của ba, nuôi dưỡng. Hai em học hành rất khá. Thu H. là hạt giống thể thao của Trường THPT Nguyễn Thị Định, từng là học trò cưng của vận động viên Lưu Kim Mai. Năm Thu H. học lớp 12, gia đình cô Năm lo cho em sang Úc học.
Trong một năm em đã giành được học bổng và hiện đang học ngành điều dưỡng để dễ xin việc làm. Khi còn ở VN, H. phụ cô bán quán ăn trên đường Lãnh Binh Thăng, có dịp tiếp xúc với người Tiều, người Quảng Châu, em nói được hai thứ tiếng Tiều và Quảng. Sang Úc, H. tiếp tục phụ bán quán để có thêm thu nhập, mọi người ngạc nhiên khi em có thể giao tiếp dễ dàng với cộng đồng người Hoa tại Úc. Em thường mail về với cô Năm: “Ở bên đây người ta phục con vì con có thể nói ba ngoại ngữ Tiều, Quảng Châu và VN!”.
Em T. Hiền vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Sài Gòn. Cũng như chị, T. Hiền chịu khó học và tự học là chính. Em là cán bộ đoàn, học sinh lớp 12A1 của Trường THPT Hùng Vương (quận 5). Tiếp xúc với hai em, không ai có thể nghĩ gia đình các em có mẹ một nơi, cha một ngả và đang sống trong tình thương của các cô ruột.
Trong lớp Anh văn của tôi tại trung tâm ngoại ngữ, tôi luôn chú ý một học viên thường vào lớp trễ nhưng trong buổi học thường hay phát biểu, hay trả lời và nói tiếng Anh khá tốt. Một lần, hỏi lý do đi trễ, em thú thật: “Ba mẹ em chia tay lúc em học lớp 10. Quê em ở Bến Tre, em bỏ lên TPHCM vừa làm vừa học nghề ở tiệm sửa xe của cậu. Buổi tối em học bổ túc và Anh văn”. Tôi nhìn em cảm phục. Em tiếp: “Ba mẹ chia tay, buồn khổ riết cũng chẳng làm được gì. Cuộc sống của ba mẹ, ba mẹ đã lo. Còn cuộc sống em, em không thể vì họ mà đánh mất được”.
Hai chị em Phạm Thu H. và T. Hiền (ở Tân Sơn Nhì, Tân Bình - TPHCM) bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ. Ba lấy vợ khác. Em T. Hiền sống với cô Hai, chị ruột của ba, còn Phạm Thu H. được cô Năm, em của ba, nuôi dưỡng. Hai em học hành rất khá. Thu H. là hạt giống thể thao của Trường THPT Nguyễn Thị Định, từng là học trò cưng của vận động viên Lưu Kim Mai. Năm Thu H. học lớp 12, gia đình cô Năm lo cho em sang Úc học.
Trong một năm em đã giành được học bổng và hiện đang học ngành điều dưỡng để dễ xin việc làm. Khi còn ở VN, H. phụ cô bán quán ăn trên đường Lãnh Binh Thăng, có dịp tiếp xúc với người Tiều, người Quảng Châu, em nói được hai thứ tiếng Tiều và Quảng. Sang Úc, H. tiếp tục phụ bán quán để có thêm thu nhập, mọi người ngạc nhiên khi em có thể giao tiếp dễ dàng với cộng đồng người Hoa tại Úc. Em thường mail về với cô Năm: “Ở bên đây người ta phục con vì con có thể nói ba ngoại ngữ Tiều, Quảng Châu và VN!”.
Em T. Hiền vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Sài Gòn. Cũng như chị, T. Hiền chịu khó học và tự học là chính. Em là cán bộ đoàn, học sinh lớp 12A1 của Trường THPT Hùng Vương (quận 5). Tiếp xúc với hai em, không ai có thể nghĩ gia đình các em có mẹ một nơi, cha một ngả và đang sống trong tình thương của các cô ruột.
Trong lớp Anh văn của tôi tại trung tâm ngoại ngữ, tôi luôn chú ý một học viên thường vào lớp trễ nhưng trong buổi học thường hay phát biểu, hay trả lời và nói tiếng Anh khá tốt. Một lần, hỏi lý do đi trễ, em thú thật: “Ba mẹ em chia tay lúc em học lớp 10. Quê em ở Bến Tre, em bỏ lên TPHCM vừa làm vừa học nghề ở tiệm sửa xe của cậu. Buổi tối em học bổ túc và Anh văn”. Tôi nhìn em cảm phục. Em tiếp: “Ba mẹ chia tay, buồn khổ riết cũng chẳng làm được gì. Cuộc sống của ba mẹ, ba mẹ đã lo. Còn cuộc sống em, em không thể vì họ mà đánh mất được”.
Theo NLĐ