Những giải thưởng lớn của cô gái Việt bé nhỏ

Trong “bộ sưu tập” giải thưởng quốc tế của Nguyễn Thảo Nguyên vừa có thêm giải nhất và huân chương Roscoe bộ môn Hóa trong cuộc thi “Set for Britain 2010” tổ chức tại tòa nhà Quốc hội của vương quốc Anh vào tháng 3 vừa qua.

Trong “bộ sưu tập” giải thưởng quốc tế của Nguyễn Thảo Nguyên vừa có thêm giải nhất và huân chương Roscoe bộ môn Hóa trong cuộc thi “Set for Britain 2010” tổ chức tại tòa nhà Quốc hội của vương quốc Anh vào tháng 3 vừa qua.
Thảo Nguyên và giáo sư hướng dẫn Eugen Stulz khi nhận huy chương Roscoe.
Thảo Nguyên và giáo sư hướng dẫn Eugen Stulz khi nhận huy chương Roscoe.
Cô gái Việt 27 tuổi chỉ còn một năm nữa là lấy bằng tiến sĩ ngành Hóa tại ĐH Southampton đã ghi tên mình tại cuộc thi danh giá của nước Anh. Huân chương Roscoe được đặt theo tên của giáo sư Henry Roscoe, người có nhìều cống hiến trong lịch sử nghiên cứu hóa học. Cuộc thi “Set for Britain” mỗi năm diễn ra một lần, bắt đầu từ 1997 do Tiến sĩ - nghị sĩ quá cố Eric Wharton sáng lập. Đây là cuộc thi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và kỹ sư công nghệ trẻ thông qua các công trình nghiên cứu khoa học nổi bật tại vương quốc Anh. Đây cũng là lần đầu tiên một nghiên cứu sinh người Việt dành giải thưởng này. Công trình nghiên cứu của Thảo Nguyên mang tên “Biến hóa DNA để ứng dụng cho công nghệ nano trong vật chất và y học”.  Mục đích công trình của Nguyên là biến hóa DNA được gắn với hóa chất tên Porphyrin thành các con chip và dây dẫn diện nano để tăng chức năng cho các thiết bị y khoa trong tương lai và ứng dụng cho việc định vị, chữa trị ung thư da bằng tia đốt laser.

Tiêu chí chọn vô cùng khắc nghiệt nên năm 2009, dù cố gắng ghi tên nhưng Thảo Nguyên chỉ lọt vào top… dự bị. Sau cuộc thi, Thảo Nguyên cho biết: “Cuộc tranh tài tại “Set for Britain” là cơ hội vàng cho các bạn trẻ làm viêc trong lãnh vực nghiên cứu khoa học. Đây là nơi các bạn có thể thử sức, giới thiệu với giới chuyên môn, các nhà khoa học và Quốc hội Anh về công trình nghiên cứu mình dày công thực hiện. Được mời vào Quốc hội vương quốc Anh để báo cáo công trình nghiên cứu sau ba năm học tiến sĩ vừa qua trong số hàng trăm đơn dự thi và đoạt giải là điều mình vô cùng hãnh diện. Hạnh phúc nhất là hai chữ Việt Nam đã được xướng lên một cách trân trọng tại đây”.
Thảo Nguyên và ban tổ chức cuộc thi "Set for Britain”.
Thảo Nguyên và ban tổ chức cuộc thi "Set for Britain”.
14 tuổi Thảo Nguyên đến Scotland để đoàn tụ gia đình, 18 tuổi thi đỗ vào trường ĐH Oxford, 24 tuổi hoàn tất chương trình thạc sĩ và dành tiếp học bổng tiến sĩ tại trường ĐH Southampton. Học giỏi, thành tích “quậy” của Thảo Nguyên cũng không kém. Cô từng là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại ĐH Oxford (VOX) năm học 2005-2006. Cô cũng là người khởi xướng và đồng tổ chức thành công trại hè tiếng Anh đầu tiên giữa OCEP và Hội đồng Anh vào tháng 7/2005. Để làm “chiếc cầu nối”, Thảo Nguyên tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cho các bạn sinh viên mới sang Anh du học.
Những ngày nghỉ lễ hoặc Tết Nguyên đán, Thảo Nguyên luôn là đầu tàu với các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm giúp các bạn đỡ nhớ nhà và giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Cô về Việt Nam học đàn tranh, piano, tập đàn các bài vọng cổ, ca cổ, các làn điệu dân gian Việt Nam. Thảo Nguyên kể chuyện vui trong lần đi làm từ thiện mới đây tại Viện dưỡng lão Southampton. Cô đem bài  “tủ” là Dạ cổ hoài lang ra đàn và hát. Đến cuối bài, cô nhìn xuống khán giả thấy các cụ ông, cụ bà ngồi hàng ghế đầu ngủ ngon lành!
Nguyên hy vọng sau khi hoàn tất chương trình tiến sĩ, cô sẽ có nhiều thời gian dành cho hoạt động từ thiện hơn. Cô đang hỗ trợ cho việc thành lập Quỹ từ thiện của Hội cựu sinh viên Việt Nam tại Oxford (VOXAlumni Charity Foundation), do các cựu sinh viên Việt Nam từng học tại ĐH Oxford chung tay thành lập, nhằm giúp trẻ em cơ nhỡ tại Việt Nam. Xa hơn, cô mong sẽ tiếp tục nghiên cứu biến hóa DNA, gắn chất Porphyrin lên DNA để úng dụng trong cộng nghệ nano để định vị và đốt cháy các tế bào ung thư trên da.

Các giải thưởng khác của Thảo Nguyên:

Giải thưởng dành cho Nhà khoa học trẻ của Hội đồng Kỹ sư công nghệ & khoa học cơ bản vương quốc Anh (EPSRC) - 11/2009.

Giải thưởng dành cho Nhà khoa học trẻ của Hội đồng Kỹ sư công nghệ & khoa học cơ bản vương quốc Anh (gọi tắt là EPSRC) - 11/2009.

Giải thưởng mang tên PhD Plus cũng của Hội Đồng EPSRC (tháng 02/2010) trao cho các nghiên cứu sinh ưu tú năm cuối để giữ lại trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Giải thưởng bao gồm mức lương cho 12 tháng nghiên cứu, và 9800 bảng Anh cho chi phí nghiên cứu. 

Giải nhất trình bày công trình nghiên cứu thành công trong bộ môn Cấu trúc & vật chất thuộc Khoa Hóa Trường ĐH Southampton - 11/2008.

Theo Phụ nữ TPHCM

Đọc thêm