“Những người giấu mặt” sau vụ "đại gia" Kinh Bắc trốn thuế

Để hỗ trợ cho hành trình trốn thuế được thuận buồm xuôi gió, Nguyễn Thạc Thanh và đồng bọn đã dùng chiêu thức kinh doanh làm giám đốc của nhiều công ty rồi thực hiện giao dịch với nhau để qua mặt pháp luật. Thực hiện được những thủ đoạn trên một cách trót lọt, Thanh không thể đơn thương hoạt động. Ê kíp làm việc cùng Thanh có những nhân vật “tên tuổi” trong giới doanh nhân.

[links()]Để hỗ trợ cho hành trình trốn thuế được thuận buồm xuôi gió, Nguyễn Thạc Thanh và đồng bọn đã dùng chiêu thức kinh doanh làm giám đốc của nhiều công ty rồi thực hiện giao dịch với nhau để qua mặt pháp luật.Thực hiện được những thủ đoạn trên một cách trót lọt, Thanh không thể đơn thương hoạt động. Ê kíp làm việc cùng Thanh có những nhân vật “tên tuổi” trong giới doanh nhân.

“Kỹ nghệ”trốn thuế.

Để dựng nên một cơ đồ tiếng tăm tại đất Kinh Bắc, Nguyễn Thạc Thanh đã rất tinh vi trong việc qua mặt luật pháp. Bằng một loạt các thủ đoạn như: Làm  giám đốc nhiều công ty rồi mua bán lòng vòng để lách luật. Sử dụng nhiều hệ thống sổ sách kế toán trong hoạt động kinh doanh, báo cáo lỗ nhiều tỷ đồng để trốn thuế, cố tình phá sản để biển thủ tiền thuế gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách nhà nước...

Công ty cổ phần vật liệu Công nghiệp Phú Thái (công ty Phú Thái) thành lập ngày 1/7/2007, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ngành sản xuất bia. Nguyễn Thạc Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc công ty (thời gian từ 1/7/2007 đến 30/11/2008).

Trong quá trình hoạt động dưới sự chỉ đạo, Thanh đã cho kế toán công ty cố tình không xuất hóa đơn GTGT cho một số khách hàng. Để hợp thức hóa các số liệu kinh doanh không minh bạch, công ty Phú Thái đã hình thành hai loại báo cáo có số liệu chênh lệch nhau. Một loại số liệu phản ánh hoạt động kinh doanh mà có hóa đơn GTGT dùng để báo cáo thuế, một loại số liệu phản ánh thực tế hoạt động kinh doanh(gồm có hóa đơn GTGT và không có hóa đơn GTGT) dùng để báo cáo trong nội bộ.

Nguyễn Thạc Thanh và các cộng sự trước vành móng ngựa

Theo kết luận điều tra của công an Bắc Ninh, từ khi thành lập(7/2007) đến hết năm 2010, công ty Phú Thái bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai thuế là:33.251.171.658đ (năm 2007 là 25.416.040.401, năm 2008 là 3.941.410.112đ, năm 2009 là 3.869.168.580đ, năm 2010 là 24.552.565đ). Bán hàng đã xuất hóa đơn, đã kê khai thuế nhưng không đưa vào báo cáo doanh thu nội bộ là 7.014.285.714đ(hóa đơn ký hiệu GB/2008B-34264, ngày 09/07/2008). Tổng số là 40.265.457.373đ, tương đương 4.026.550.256đ tiền thuế GTGT.

Cụ thể, tổng số công ty Phú Thái doanh thu bán hàng không xuất hóa đơn và đã xuất hóa đơn kê khai thuế nhưng không đưa vào doanh thu báo cáo nội bộ trong thời gian Nguyến Thạc Thanh làm giám đốc là 36.197.267.724đ năm 2007 là 25.416.040.401đ. Từ tháng 1/2008- 11/2008 là 10.781.227.323đ(trong đó có 7.014.285.714đ là doanh thu bán hàng tại hóa số ký hiệu GB/2008B- 34264. ngày 09/07/2008, công ty đã kê khai thuế trong bảng kê tháng 07/2008 nhưng chưa phản ánh trong sổ nội bộ, và 3.766.941.609đ là doanh số bán hàng không xuất hóa đơn). Tương đương 3.619.726.771đ tiền thuế GTGT( năm 2007 là 2.541.604.040đ, từ tháng 01/2008 - 11/2008 là 1.078.122.731đ.

Tổng số công ty Phú Thái doanh thu bán hàng không xuất hóa đơn từ khi Nguyễn Cảnh Hứa lên làm giám đốc đến hết năm 2010 là 4.068.189.648đ (tháng 12/2008 là 174.468.503đ, năm 2009 là 3.869.168.580đ, năm 2012 là 24.552.565đ). Tương đương 406.818.964đ tiền thuế GTGT (tháng 12/2008 là 17.446.850đ năm 2009 là 386.916.867đ, năm 2010 là 2.455.256đ)

Tại bản kết luận giám định số 783/KL-STC, ngày 24/11/2011 của Sở Tài chính Bắc Ninh kết luận: Về hệ thống sổ sách, tại thời điểm thực hiện giám định công ty Phú Thái chưa xuất trình được hệ thống sổ sách kế toán theo chế độ quy định phù hợp với số liệu đã kê khai thuế và đã gửi báo cáo đến cơ quan thuế.

Theo kết luận giám định của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ngày 30/11/2011 kết luận: Công ty Phú Thái từ khi thành lập (01/07/2007) đã hết năm 2010, đã trốn thuế GTGT và TNDN là 11.690.653.301đ ( thuế GTGT là 4.026.550.256, thuế TNDN là 7.664.103.045).

Để hỗ trợ cho hành trình trốn thuế được thuận buồm xuôi gió, Nguyễn Thạc Thanh và đồng bọn đã dùng chiêu thức kinh doanh làm giám đốc của nhiều công ty rồi thực hiện giao dịch với nhau để qua mặt pháp luật.

Nguyễn Thạc Thanh làm Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP VLCN Phú Thái đồng thời làm Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc của Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng; Nguyễn Cảnh Hứa làm Tổng giám đốc Công ty CP VLCN Phú Thái từ tháng 12/2008 đến nay đồng thời làm Tổng giám đốc Công ty CP Bia Habada - Bắc Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Bia Á Châu – Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Khi ở những cương vị này thì dưới sự chỉ đạo của Thanh, các công ty đã thực hiện rất nhiều giao dịch hợp đồng (HĐ) với nhau.Cụ thể (HĐ) kinh tế như: HĐ số 01/08-PT/TT ngày 20/10/2007; HĐ số 02/07-PT/TT ngày 26/11/2007; HĐ số 01/08-PT/TTG ngày 31/12/2007; HĐ số02/08-DM/HTngày 27/02/2008; HĐ số 02/08-PT/TTG ngày 23/03/2008; HĐ số 03/08-PT/TTG ngày 31/03/2008; HĐ số 04/08-PT/TTG ngày 02/01/2008...

Đặc biệt là hợp đồng số 04/08-PT/TTG ngày 02/01/2008. Theo đó: Công ty CP VLCN Phú Thái mua Cao CO2 và hoa viên: Tổng trị giá 100.817.200.000 đồng của Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng.

Ngày 01/10/2008 điều chỉnh Phụ lục 01 còn: 90.120.900.000 đồng; ngày 16/12/2009 điều chỉnh Phụ lục 02 còn: 75.421.900.000 đồng.

Lúc này ông Nguyễn Thạc Thanh lại đại diện cho Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng, còn phía người mua là ông Nguyễn Cảnh Hứa đại diện cho Công ty CP VLCN Phú Thái và thực hiện việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng là: Số hoá đơn GTGT: 0044268 ngày 29/12 trị giá: 27.217.559.040 đồng; Số hoá đơn GTGT: 0044267 ngày 29/12 trị giá: 19.833.049.678 đồng...tổng số hóa đơn hai bên mua bán với nhau là 75.421.900.000đ

Riêng đối với mặt hàng Malt (dùng làm nguyên liệu sản xuất bia): Công ty CP VLCN Phú Thái mua của Công ty Thành Công 3.556 tấn với tổng trị giá 50.468.154.000 đồng tương đương 3.038.109 USD.

Sau khi nhập hàng xong, Phú Thái đã bán cho một số khách hàng, và đã bán cho Công ty V.P: 3.196 tấn thể hiện trên các hoá đơn GTGT có tổng trị giá 39.972.372.000 đồng.

Tổng số tiền hàng trên Công ty V.P đã trả cho Công ty CP VLCN Phú Thái ngày 09/04/2009 vào TK:4331000000050 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Từ Sơn (Bắc Ninh).

Khi nhận được số tiền trên, Công ty CP VLCN Phú Thái đã không trả cho Công ty Thành Công mà sử dụng vào mục đích khác.

Mặt khác, đến ngày 1/10/2009, Công ty V.P lại xuất trả lại Công ty CP VLCN Phú Thái 1.586 tấn Malt trị giá 15.860.000.000 đồng.

Đến ngày 22/02/2010, Công ty CP VLCN Phú Thái lại bán thanh lý cho Công ty CP tập đoàn đầu tư TM Thanh Tùng bao gồm: 1.586 tấn Malt mà Công ty V.P xuất trả lại và một số còn trong kho, cụ thể là thanh lý 1.677 tấn với số tiền 6.712.164.000 đồng.

Hành vi mua bán lòng vòng nói trên đã gây lỗ cho Công ty CP VLCN Phú Thái hàng chục tỷ đồng. Đây có thể coi là một trong những chiêu thức tinh vi của giới doanh nhân làm ăn phi pháp sử dụng trong hoạt động kinh doanh để qua mặt luật pháp.

Và..."những người giấu mặt"?

Thực hiện được những thủ đoạn trên một cách trót lọt, Thanh không thể đơn thương hoạt động. Ê kíp làm việc cùng Thanh có những nhân vật “tên tuổi” trong giới doanh nhân.

Những người này nắm giữ số cổ phần tương đối lớn của công ty Phú Thái, thậm chí là thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong quá trình làm việc với công an Bắc Ninh, Thanh và Xuân khai nhận: Tại một buổi họp HĐQT, Thanh có đưa nội dung “có một số khách hành mua hàng nhưng không lấy hóa đơn GTGT” để xin ý kiến; và HĐQT đã cho ý kiến( bằng miệng không đưa và biên bản cuộc họp) là chưa xuất hóa đơn, để tính sau. Nhưng khi được cơ quan điều tra hỏi, các thành viên của HĐQT đều trình bày không biết gì về nội dung trên, không biết công ty Phú Thái có hai loại sổ sách khác nhau để che dấu, trốn thuế.

Dư luận không thể không đặt ra những dấu hỏi lớn cho những doanh nhân nổi tiếng này khi tham gia vào hoạt động của một công ty trốn thuế.

Thêm vào đó, một trong những tình tiết còn gây nhiều nghi ngại và đồn đoán trong dư luận đó là những khoản chi không có chữ ký người nhận của công ty Phú Thái.

Theo báo cáo dự thảo kết quả kiểm tra nội bộ của Công ty (TNHH) Kiểm toán VACO, kiểm tra trong thời gian từ 01/07/2007 đến 30/06/2010, công ty CP VLCN Phú Thái có xuất trình nhiều phiếu chi không có người nhận.

Cụ thể: khoản chi phí cho khách hàng: 1.699.491.000đ đồng; chi phí đi lại, tiếp khách năm 2007: 441.984.015đ đồng; chi phí đi lại, tiếp khách 2.086.608.600đ, chi chúc tết cho Công an tỉnh, huyện, Cục Thuế Bắc Ninh: 300.000.000đ chi ngoại giao hoàn thuế: 100.000.000 đ.

Tại sao lại có những khoản chi này? có hay không một số cán bộ trong bộ máy thực thi pháp luật và cơ quan thuế đã “giơ cao đánh khẽ” cho Nguyễn Thạc Thanh và công ty Phú Thái trước những hoạt động phi pháp đã rõ như ban ngày?

Để làm rõ những câu hỏi này, PV Báo PLVN online đã trực tiếp liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và Công an Bắc Ninh để có những thông tin đa chiều. Thế nhưng cho đến nay sau gần một tháng đặt lịch làm việc (đúng trình tự của Luật báo chí) thì từ phía Cục Thuế Bắc Ninh vẫn chưa bất cứ phản hồi gì.

Còn Công an Bắc Ninh yêu cầu phải có công văn cụ thể của tòa soạn thì mới làm việc dù rằng PV đã xuất trình giấy giới thiệu với nội dung làm việc cụ thể kèm theo.

Vụ án trốn thuế của đại gia Nguyễn Thạc Thanh phải chăng có nhiều uẩn khúc, nhất là khi Tòa án Bắc Ninh xét xử vụ án này với một bản án còn nhiều tranh cãi.

PLVN Online đang tiếp tục cập nhật tới bạn đọc.

Thái Sơn- Anh Phương

Xem tiếp kỳ 4 : “Bản án đã tuyên và những điều còn bỏ ngỏ”


 

Đọc thêm