Những "ông Tây" trong bệnh viện tâm thần

Bệnh nhân bị cụt tay, mọi người thay nhau tắm rửa, cho bệnh nhân ăn. Nhưng chỉ cần hơi lơ là là bệnh nhân xô ngã cả điều dưỡng viên mà bỏ chạy. Được 2 ngày thì bỗng nhiên bệnh nhân nói một tràng tiếng Trung. Lúc ấy cả khoa mới ngã ngửa ra đây là bệnh nhân người Trung Quốc.

Bệnh nhân bị cụt tay, mọi người thay nhau tắm rửa, cho bệnh nhân ăn. Nhưng chỉ cần hơi lơ là là bệnh nhân xô ngã cả điều dưỡng viên mà bỏ chạy. Được 2 ngày thì bỗng nhiên bệnh nhân nói một tràng tiếng Trung. Lúc ấy cả khoa mới ngã ngửa ra đây là bệnh nhân người Trung Quốc. Cánh cổng bệnh viện từ từ mở. Hai chiến sĩ công an đưa một người đàn ông bị cụt tay trong tình trạng hoảng loạn tột độ vào. Phải rất khó khăn, bác sĩ và điều dưỡng viên mới có thể cố định được người đàn ông này và bắt đầu khám bệnh. Đó là câu chuyện vẫn thường xuyên diễn ra tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội.Tây uống rượu “ta” rồi quậy Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là một trong những bệnh viện thường xuyên đón và chữa cho các bệnh nhân tâm thần người nước ngòai. Theo Bác sĩ Lý Trần Tình, GĐ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, những bệnh nhân nước ngoài này hầu hết là do công an đưa vào, số ít là do người thân đưa đến. Đôi khi các đại sứ quán cũng đặt liên hệ trước với Viện để phòng khi có bệnh nhân thì đưa vào. Nhiều khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam có thể do chấn động tâm lý từ trước, có tiền sử về tâm thần, giờ bị phát bệnh thì được đưa vào. Nhưng một thực tế đáng cảnh báo hiện nay là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đón một số bệnh nhân người nước ngòai bị loạn thần do uống rượu Việt Nam.
Những bệnh nhân tâm thần luôn được đặt trong tình trạng trông coi đặc biệt - (ảnh: TA)
Những bệnh nhân tâm thần luôn được đặt trong tình trạng trông coi đặc biệt - (ảnh: TA)
Bác sĩ Tình giải thích: “Do rượu ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ rất đắt, còn rượu ở Việt Nam lại rất rẻ, nên khách du lịch đến Việt Nam thường tranh thủ uống rất nhiều, có khi say cả mấy ngày. Nhưng rượu ở Việt Nam thì đa phần là rượu gạo, rượu ngô do dân tự nấu, chất lượng không biết thế nào, có khi toàn cồn và không được loại chất độc như rượu nhà máy. Vì thế, khách du lịch không uống quen thì rất dễ bị rối loạn tâm thần”. Những đối tượng này thường gây rối ngoài đường rồi bị lực lượng công an giữ lại, đưa vào viện cho các bác sĩ chữa bệnh.Thank you và bắt tay! Khó khăn nhất với các bác sĩ khi khám cho bệnh nhân tâm thần người nước ngoài, đó là sự bất đồng ngôn ngữ. Bác sĩ Nguyễn Quang Bính, người đã từng chữa cho một số bệnh nhân ngoại quốc tại khoa B – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội kể lại: Trước đây, bác sĩ có nhận một bệnh nhân người Trung Quốc bị cụt mất một tay. Lúc được lực lượng công an đưa vào, người này rất bất hợp tác, hỏi gì cũng chỉ giãy giụa, lồng lên bỏ trốn. Điều quan trọng nhất trong việc chữa cho bệnh nhân tâm thần chính là hỏi bệnh. Khâu hỏi bệnh cũng là khám bệnh vì chữa tâm thần có đặc thù cơ bản là bác sĩ thông qua việc nói chuyện với bệnh nhân để đoán bệnh. Với bệnh nhân này, trong vài ngày đầu, các bác sĩ và y tá đã rất vất vả. Bệnh nhân bị cụt tay, mọi người thay nhau tắm rửa, cho bệnh nhân ăn. Nhưng chỉ cần hơi lơ là là bệnh nhân xô ngã cả điều dưỡng viên mà bỏ chạy. Được 2 ngày thì bỗng nhiên bệnh nhân nói một tràng tiếng Trung. Lúc ấy cả khoa mới ngã ngửa ra đây là bệnh nhân người Trung Quốc. Nhưng rào cản ngôn ngữ lại ngăn bác sĩ không hỏi được bệnh nhân, không biết được tiền sử bệnh nên lúc này, bác sĩ Bính chỉ còn biết chữa cho bệnh nhân bằng cách cho điều dưỡng theo dõi trực tiếp các biểu hiện của bệnh nhân rồi ghi lại, từ ăn uống, giấc ngủ, đi lại… Bệnh nhân người Trung Quốc muốn khỏi nhanh cần phải có người giao tiếp. Thế là cả bệnh viện nhao nhác đi tìm bằng được một người có khả năng nói tiếng Trung để giao tiếp với bệnh nhân. Vất vả là thế, nhưng cuối cùng, khi bệnh nhân khỏi, bác sĩ chưa kịp mừng thì lại đôn đả nhờ lực lượng công an đến tìm cách đưa bệnh nhân này về nước. Thấy bệnh nhân lủi thủi ra viện, không có người nhà, bác sĩ, điều dưỡng viên cũng không khỏi xót xa. Bác sĩ Đào Thị Là – Khoa B, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội vừa chữa cho một bệnh nhân người Australia khỏi bệnh kể lại: Bệnh nhân này nói tiếng Anh nhưng bác sĩ cũng không thể thông thaọ tiếng Anh mà nói chuyện liên tiếp với bệnh nhân được. Nhiều khi, bác sĩ thể hiện thái độ ân cần, động viên bệnh nhân chỉ bằng hành động. Bệnh nhân “tây” cũng vẫn giữ thói quen lịch sự ngay cả khi bị bệnh. Bác sĩ vào thì bệnh nhân đứng lên nói “please” (xin mời) bác sĩ ngồi, khám xong thì lại lịch sự “thank you” và xin bắt tay.Người nhà chối từ bệnh nhân Cách đây vài năm, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có đón một trường hợp bệnh nhân là Việt kiều Mỹ, nhập viện trong tình trạng bị kích động dữ dội. Người đưa bệnh nhân vào là công an. Bác sĩ Nguyễn Quang Bính là người khám trực tiếp, chỉ được biết sơ qua là bệnh nhân này về Việt Nam chơi, rồi xô xát với người dân tại khu Trung Hòa – Nhân Chính. Không rõ thế nào mà người này bị đánh và lấy hết giấy tờ. Bệnh nhân vào viện trong lúc tinh thần hoảng loạn, quần áo rách tơi tả nhưng vẫn cố tự lột hết quần áo của mình ra. Các bác sĩ xác định đây là trường hợp phản ứng cấp, nhất là khi bệnh nhân vẫn có khả năng nhận ra đây là bệnh viện tâm thần nên càng phản ứng dữ dội hơn. Các bác sĩ và điều dưỡng viên phải rất vất vả mới cố định được bệnh nhân lại. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng hoảng loạn rất nhanh. Nhưng lúc này, khi bệnh viện cố liên hệ với người nhà thì không ai muốn đến nhận nữa, chỉ có một ông hàng xóm tốt bụng là chịu đến đóng tiền viện phí. Cuối cùng, bác sĩ lại phải kết hợp với công an để làm lại giấy tờ cho Việt kiều này để anh ta có thể trở lại Mỹ. Bác sĩ Lý Trần Tình cho rằng: Việc chữa tâm thần cho người Việt đã rất khó, đòi hỏi người bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kiến thức xã hội cao. Nhưng chữa bệnh tâm thần cho người nước ngoài còn khó hơn. Khi bệnh nhân vừa chống đối, vừa có rào cản ngôn ngữ, vừa không thể biết được tiền sử bệnh thì chỉ còn trông vào việc các bác sĩ có con mắt tinh tường, sự kiên nhẫn và một tấm lòng thân ái thì mới có thể giúp đỡ được.
Theo  Thu Lý
VietNamNet

Đọc thêm