Những sự kiện giáo dục tác động lớn đến xã hội

Những sự kiện giáo dục nổi bật nhất trong năm 2010 đều vượt qua phạm vi của lĩnh vực giáo dục để tác động lớn đến xã hội. Năm 2010 cũng là năm khởi động, triển khai của nhiều chủ trương, kế hoạch giáo dục lớn đầu tư cho tương lai. Xin điểm danh 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2010.
Những sự kiện giáo dục nổi bật nhất trong năm 2010 đều vượt qua phạm vi của lĩnh vực giáo dục để tác động lớn đến xã hội. Năm 2010 cũng là năm khởi động, triển khai của nhiều chủ trương, kế hoạch giáo dục lớn đầu tư cho tương lai. Xin điểm danh 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2010.1. GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields
Ngày 19/8, người Việt Nam hướng về Ấn Độ chờ đợi tin GS Ngô Bảo Châu chính thức được nhận giải thưởng Fields - giải thưởng dành cho những nhà Toán học dưới 40 tuổi có công trình xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của Toán học thế giới. Đầu năm, công trình nghiên cứu “Le lemme fondamental” (Bổ đề cơ bản) của anh được tạp chí TIME danh tiếng bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học của năm 2009 khiến việc anh đoạt giải Fields chỉ còn là vấn đề thời gian. Vì thế, trước và sau khi có tin chính thức, đất nước như trải qua một cơn xúc động tập thể và Ngô Bảo Châu trở thành hiện tượng truyền thông (cũng như hiện tượng xã hội) xôn xao hơn bất cứ hiện tượng nào trong khu vực ầm ĩ nhất xưa nay là giới showbiz. Giải thưởng Fields. Với xã hội, được ví như giải Nobel của Toán học. Với giới chuyên môn, là những cột mốc đánh dấu các bước phát triển của lịch sử Toán học. Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ 5 trong lịch sử 70 năm của giải thưởng này.2. Đà Nẵng "nói không" với cử nhân tại chức Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng (1-3/12), thành phố đã đưa ra chủ trương không tuyển dụng đối với sinh viên hệ tại chức. Thông tin này nhanh chóng tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn, với đủ chiều ý kiến: ủng hộ, phản đối, soi xét về lý hay đánh giá về tình. Báo chí trở thành diễn đàn và người dân ở nhiều thành phần cùng tham gia một đợt sinh hoạt “nhận thức” rộng rãi. Đào tạo tại chức từ lâu đã bị/được thả nổi và chất lượng của hệ đào tạo này nói chung không tạo được niềm tin cho xã hội, cho người tuyển dụng và ngay cả chính những người học. Thực tế đó gần như cả ngành giáo dục, cả xã hội đều hiểu và mặc nhiên chấp nhận. Vì thế, hành động của Đà Nẵng có ý nghĩa hơn rất nhiều so với phạm vi chủ trương của một đơn vị hành chính. Kỳ vọng từ nó là có thể khuyến khích cho nhiều sự “bất hợp tác với chất lượng yếu” tương tự, hay cần hơn, là sự điều chỉnh quản lý từ cấp vĩ mô. Sau những ồn ào có thể gây quan tâm rất nhiều nhưng rồi lại trở về trạng thái “đâu đóng đấy”.3. Làn sóng clip phơi bày đời sống học đường
Những hình ảnh nữ sinh đánh nhau làm xã hội "bàng hoàng" hồi đầu năm có lẽ đã đến giờ đã không còn gây cảm giác tương tự Bạo lực học đường là vấn đề không mới nhưng có lẽ chưa khi nào xã hội được chứng kiến sát sao, liên tiếp và sinh động thế những biểu hiện của nó. Những clip do chính các học sinh quay và tung lên mạng được tiếp tục phát tán nhờ các diễn đàn và báo chí, khiến xã hội nhiều phen rúng động. Những vụ đánh hội đồng giữa phố của nữ sinh Trần Nhân Tông (Hà Nội), giữa trường của nữ sinh Lê Quý Đôn (Hà Đông), giữa đường của nữ sinh Hà Huy Tập (Nghệ An)… với cấp độ bạo lực ngày càng tăng, thoạt đầu làm người ta sửng sốt, rồi dần hết bất ngờ. Clip - trên góc độ này - mang đến cho xã hội cái nhìn gần gũi, thực tế và bình tĩnh hơn về các hiện tượng "nguy hiểm" trong giới trẻ. Những clip ghi cảnh cô giáo nhéo chỗ kín của học sinh, cô giáo chửi học sinh, nữ sinh tắm tiên… cho thấy một xu hướng mới: Quay và tung clip trong đời sống học đường. Có giáo viên thậm chí đã bị đuổi học vì clip chửi học sinh.4. Đầu tư 2.300 tỷ đồng cho hệ thống trường chuyên Tháng 6, Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 với tổng kinh phí đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến hơn 1.600 tỷ đồng được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; hơn 600 tỷ đồng để phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; hơn 27 tỷ đồng để phát triển chương trình, tài liệu và đánh giá hiệu quả giáo dục. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2015 có 15 trường trọng điểm đạt chất lượng ngang tầm các trường tiên tiến trong khu vực và quốc tế... Tuy nhiên, xung quanh đề án này còn nhiều bất cập: Một số cơ sở đào tạo có tiếng như các trường chuyên trực thuộc các trường ĐH lại không được chọn vào danh sách 15 trường trọng điểm được đầu tư, có trường được ưu tiên đầu tư quá hoành tráng trong khi nhiều cơ sở giáo dục còn quá thiếu thốn…5. Phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia về Toán học Tháng 8, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư 651 tỷ đồng. Chương trình đặt mục tiêu đưa Toán học Việt Nam (hiện ở thứ 50-55) lên thứ 40 quốc tế; Xây dựng Viện Toán và 1-2 khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán của khu vực; Đến năm 2020 tăng gấp đôi số lượng công trình công bố quốc tế so với năm 2010. Đồng thời, nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo học sinh giỏi Toán ở các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở các trường chuyên. Có hình thức thích hợp đào tạo tiếp học sinh giỏi Toán ở trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Nằm trong chương trình, Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán vừa có quyết định chính thức thành lập. Toán học là ngành khoa học cơ bản mà Việt Nam có ưu thế. Việc đầu tư phát triển ngành này có thể coi là một động thái tích cực đối với khoa học cơ bản.6. Nóng việc di dời trường đại học ra ngoại ô
Nhiều trường được phân đất nhưng vẫn vướng mắc vấn đề giải tỏa Tháng 12, Hội nghị quốc gia về quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng thuộc vùng Hà Nội và TP.HCM làm nóng vấn đề di dời các trường đại học ra ngoại ô. Theo quy hoạch đến năm 2030 - tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 8 khu “đô thị đại học” (cụm trường đại học kết hợp với khu đô thị) ở Hoà Lạc, Sóc Sơn, Gia Lâm, Xuân Mai, Sơn Tây, Đông Anh, Phú Xuyên và Chúc Sơn (xếp theo thứ tự quy mô). TP.HCM sẽ có 3 khu ở khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và phía Nam thành phố. Chủ trương xây dựng các khu “đô thị đại học” đã được bàn đến từ lâu, nhưng đến giờ vẫn gặp nhiều vướng mắc, như các trường khó khăn trong việc giải toả đất, xây dựng hệ thống giao thông…7. Thí điểm dạy học tiếng Anh trong trường chuyên Nằm trong Đề án phát triển hệ thống trường chuyên, đồng thời là một phần của Đề án ngoại ngữ của Chương trình phát triển giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT có kế hoạch triển khai dạy học bằng tiếng Anh trong các trường THPT chuyên từ năm học tới. Trước tiên, trong năm học 2010 - 2011 sẽ triển khai dạy và học Toán, Tin bằng tiếng Anh, sau đó sẽ mở rộng tới các môn tự nhiên khác như Lý, Hoá, Sinh. Tuy nhiên, có nhiều e ngại về việc triển khai vội vàng vì cả thầy và trò nói chung chưa đủ trình độ để dạy - học ngay.8. Ồ ạt các cuộc thi nhan sắc học đường
Miss Teen - kéo dài hàng tháng - là một trong những cuộc thi xâm nhập vào đời sống học đường Cùng với xu thế bùng phát các cuộc thi nhan sắc của Việt Nam, giới trẻ học đường cũng ngập trong vô số cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp. Các trường đại học đua nhau thi Miss, ở quy mô rộng hơn, các cuộc thi hoa khôi nở rộ chồng chéo - hết Hoa khôi sinh viên Hà Nội lại Hoa khôi các trường ngoài công lập. Các cuộc thi Miss Teen, Miss Ngôi sao, HHT Icon, SVVN Facelook… chạy maraton hàng tháng, chưa kể các cuộc thi hoa hậu, người mẫu cấp quốc gia cũng thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Sự "xâm nhập" của các cuộc thi này vào học đường ít nhiều mang tới những thay đổi trong các quan niệm giá trị và mục tiêu phấn đấu với học sinh, sinh viên.9. Nhiều ngành học phải đóng cửa Tháng 9, hết hạn nộp hồ sơ NV3, nhiều trường vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu cho một số ngành học. Tình trạng này đã có từ những mùa tuyển sinh trước và chủ yếu rơi vào các trường ĐH vùng, ĐH ngoài công lập nhưng trở nên nghiêm trọng hơn trong năm nay. Một số trường, vì không có đủ sinh viên, đã buộc phải đóng cửa một số ngành học. ĐH Đà Nẵng dừng 11 ngành học, ĐH An Giang đóng cửa 5 ngành học, ĐH Đồng Tháp, ĐH Dân lập Phú Xuân (Huế) ngừng tuyển sinh 3 ngành. Nhiều ngành của ĐH Huế, ĐH Văn hoá TP.HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Dân lập Lương Thế Vinh… cũng thiếu nhiều chỉ tiêu.10. Ông Nguyễn Thiện Nhân rời Bộ GD-ĐT Tháng 4, ông Nguyễn Thiện Nhân rời ghế Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để tập trung cho nhiệm vụ Phó Thủ tướng. Cũng như khi ông nhậm chức trước đó 4 năm, sự kiện này gây quan tâm lớn trong dư luận, so với việc đến và đi của một Bộ trưởng. Tâm lý bất tín của xã hội đối với ngành giáo dục, và những kỳ vọng (và thất vọng) vào những tín hiệu chuyển mình là điều tạo nên sự quan tâm ấy đối với người đứng đầu ngành. Ông Nhân rời Bộ trước khi hoàn thành những ý định thay đổi để lại cả dư luận thông cảm lẫn chê bai. Bộ trưởng mới, ông Phạm Vũ Luận năm nay 55 tuổi, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế, trước đó là Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT.
Theo VnMedia

Đọc thêm