QTV - Để cống hiến cho người xem những màn biểu diễn thể thao hoành tráng từ World Cup đến Tour de France, các ban tổ chức đã phải chi ra khoản tiền không nhỏ.
1. World Cup 2010
World Cup 2010 hồi tháng 6 và 7 vừa rồi tại Nam Phi đánh dấu sự kiện World Cup đắt nhất từ trước đến nay. Là một quốc gia không mấy giàu có, nhưng Nam Phi đã vung ra tới 4,7 tỷ USD, trong đó có việc xây mới 5 sân vận động, một sân bay mới, cùng nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đổi lại, họ bị lỗ nặng khi chỉ thu về 10% so với số tiền bỏ ra. Ảnh AFP |
2. Olympic Games 2008
Đã 2 năm trôi qua nhưng người ta vẫn chưa thể quên Thế vận hội Olympic 2008, khi nước chủ nhà Trung Quốc đã ra mắt công chúng những màn biểu diễn rực rỡ cùng hệ thống cơ sở hạ tầng choáng ngợp. Tuy nhiên, cái giá phải bỏ ra cũng không hề rẻ, khoảng 295 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 44 tỷ USD. Trong số các hạng mục đắt đỏ nhất, phải kể đến hệ thống ga điện ngầm mới, đường sắt, đường bộ và các công trình phục vụ thi đấu. Riêng sân vận động Tổ Chim nổi tiếng đã ngốn gần 450 triệu USD. Ảnh: AFP |
3. Commonwealth Games
Commonwealth Games là sự kiện thể thao dành cho khối Thịnh vượng chung, bao gồm các nước độc lập từng là thuộc địa của Anh. Sự kiện Commonwealth Games năm 2010 được tổ chức tại Delhi, Ấn Độ có cái giá đắt nhất trong các lần tổ chức từ trước đến nay. Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư 300 tỷ rupee (6,6 triệu USD) để đem đến cho người xem một lễ hội thể thao hoàng tráng. Tuy nhiên, đằng sau sự hào nhoáng nó, Commonwealth Games năm 2010 cũng gặp phải nhiều sự cố như có những tin đồn bòn rút tiền xây dựng, điều kiện sống nghèo nàn dành cho vận động viên, sự chậm trễ của các công trình thi đấu. Ảnh: AP |
4. Super Bowl
Giải vô địch Bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl) lần thứ 45, tổ chức hồi tháng 2 vừa rồi cũng được ghi danh vào lịch sử vệ độ đắt đỏ, với khoản đầu tư 40 triệu USD. Ảnh: Telegraph |
5. Giải đua xe công thức một
Đua xe công thức một là một trong những môn thể thao tốn tiền nhất vì những "phụ kiện" kèm theo nó như xe cộ, sân bãi luôn đòi hỏi được cải tiến kỹ thuật. Việc tổ chức một giải thi đấu còn tốn kém hơn nữa. Giải đua xe công thức một Trung Quốc, tổ chức tại Thượng Hải, chính thức gia nhập gia nhập làng công thức một thế giới từ năm 2004 với số tiền đầu tư 450 triệu USD. Hầu hết các giải đua đều chịu lỗ, ví dụ như giải đua Australia Grand Prix tại Melbourne năm nay lỗ tới 49,2 triệu USD. Ảnh: AFP |
6. Tour de France
Tour de France là giải đua xe đạp lớn nhất thế giới với tổng chiều dài 3.600 km và kéo dài 3 tuần lễ. Do đó, người ta cũng không ngạc nhiên khi biết rằng nó cũng giật luôn danh hiệu giải đua xe đạp đắt nhất. Tour de France được tổ chức bởi Société du Tour de France, một chi nhánh của công ty chuyên tổ chức sự kiện thể thao Amaury Sport Organisation (ASO). Đến lượt ASO lại trực thuộc tập đoàn truyền thông khổng lồ EPA của Pháp. Tuy bỏ ra một số tiền lớn hàng năm cho giải đua xe, nhưng đổi lại, nhà tổ chức cũng thu về nhiều món lợi khổng lồ, chủ yếu từ quảng cáo. Hơn nữa, chi phí cũng được san sẻ phần nào bởi các thành phố nơi từng chặng đua xuất phát và kết thúc. Ảnh: .treehugger.com |
Theo VnExpress