Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu

(PLO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu
Theo nội dung Nghị định, việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá và thuê tổ chức đấu giá thực hiện đấu giá tài sản.

Việc thành lập Hội đồng nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn trong trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.

Các đối tượng bị điều chỉnh bởi Nghị định này bao gồm:

Tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

Doanh nghiệp thẩm định giá;

Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Tổ chức tín dụng có nợ xấu bán cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

Các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến việc đấu giá tài sản là nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Nghị địnhcó hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017, bãi bỏ khoản 1 Điều 27 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập,  tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam./.

Đọc thêm