Ninh Bình: Công tác Giáo dục Phổ biến Pháp luật đổi mới, nâng cao hiệu quả sau 10 năm

(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả, liên tục đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương, nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân trong tỉnh.

Kể từ khi thành lập năm 2013 đến nay, hoạt động của Hội đồng phối hợp Phổ biến Giáo dục Pháp luật (PBGDPL) tỉnh Ninh Bình đã có nhiều đổi mới nhằm tăng cường công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL. Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch PBGDPL.

Ông Trần Song Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình.

Trao đổi với báo Pháp luật Việt Nam, ông Trần Song Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh cho biết: “10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực thi pháp luật trong các cơ quan và xã hội, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Trong thời gian tới, Ninh Bình sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 80 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác phối hợp, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,... Nâng cao ý thức, chấp hành sự hiểu biết pháp luật của toàn dân chuyển từ nhận thức sang thói quen tìm hiểu pháp luật; ứng dụng CNTT trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nói.

Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình.

Qua 10 năm, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Hình thức triển khai linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương. Ý nghĩa của Ngày Pháp luật đang dần thấm sâu trong đời sống xã hội, đã và đang trở thành sự kiện chính trị - pháp lý trong đời sống tinh thần của cán bộ và nhân dân, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, phát huy được tính tự giác, chủ động tìm hiểu, học tập, nâng cao nhận thức, hiểu biết về Hiến pháp và pháp luật gắn với nhiệm vụ chuyên môn của mỗi công chức, viên chức, đảng viên trong cơ quan, đơn vị và nhân dân tại các địa phương.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo sự lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh, đưa công tác PBGDPL ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu. Các hình thức hưởng ứng Ngày pháp luật được thực hiện đa dạng linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Các hoạt động hưởng ứng tích cực, sôi nổi được tập trung trong thời gian 02 tháng phát động Ngày Pháp luật hằng năm (từ ngày 1/10 đến 31/11) tập trung trong tuần lễ cao điểm (từ ngày 5/11 đến 11/11).

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình Phạm Minh Thường tặng sách

cho Tủ sách Pháp luật.

Từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 3.510 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, học tập, sinh hoạt, giao ban chuyên đề..... 10 buổi Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh” cho 850 đại biểu tham dự. Trên các tuyến đường chính tại khu vực trung tâm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn thực hiện treo 47.535 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, chạy khẩu hiệu trên hệ thống bảng chữ điện tử và màn hình Led.

Tăng cường truyền thông qua trực quan, xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên Đài truyền hình, Bản tin chuyên đề của ngành, lĩnh vực. Nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật khác cũng được thực hiện tốt. Toàn tỉnh hiện có 1.015 tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, xóm và các cơ quan, đơn vị với 101.772 đầu sách pháp luật. Trên địa bàn tỉnh có 1.686 tổ hòa giải với 9.836 hòa giải viên, trong đó có 158 hòa giải viên có chuyên ngành Luật. Các tổ hòa giải được kiện toàn theo thôn, xóm, tổ dân phố. Trong 10 năm qua, các tổ hòa giải đã tiếp nhận hơn 10.180 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành công đạt trên 80%.

Nhiều hình thức tuyên truyền Phổ biến Giáo dục Pháp luật được tổ

chức ở trường học.

Mô hình Câu lạc bộ pháp luật không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao, đổi mới chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 540 câu lạc bộ pháp luật/143 xã, phường, thị trấn.

Các câu lạc bộ pháp luật thường xuyên duy trì nề nếp sinh hoạt, hằng năm tổ chức 12 buổi sinh hoạt/câu lạc bộ, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng. Việc xây dựng Trang thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Bình là một trong những kết quả nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; đây là một kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là địa chỉ cung cấp văn bản pháp luật mới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh khi có nhu cầu tìm hiểu pháp luật.

Trao giấy chứng nhận Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật học đường”.

Việc PBGDPL còn được thực hiện tốt qua các hình thức hội thi tìm hiểu pháp luật; trợ giúp pháp lý. Từ 1/1/2018 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 1.377 vụ việc, hoàn thành là 1.328 vụ việc, thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí tại trụ sở trung tâm và tại xã, phường, thị trấn cho 796 trường hợp thuộc diện được TGPL. Tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 517 trường hợp. Ngoài ra, các ngành, địa phương đã phối hợp thực hiện tốt việc giáo dục pháp luật trong các nhà trường các chương trình, đề án về PBGDPL.

Đọc thêm