Nô nức du xuân, lễ Phủ Tây Hồ

Từ đêm giao thừa cho tới rằm tháng Giêng, du khách thập phương lại nô nức đến Phủ Tây Hồ dâng hương, cầu quốc thái, dân an, gia đình thịnh vượng...

Phủ Tây Hồ là một địa danh nổi tiếng linh thiêng nằm bên Hồ Tây (Hà Nội), gắn với sự tích về mẫu Liễu Hạnh – một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của người Việt và cuộc “tao ngộ” thi vị giữa nàng công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.

Truyền thuyết kể rằng, nàng Quỳnh Hoa (công chúa thứ hai của Ngọc Hoàng) vì vô tình làm vỡ cái ly quý mà bị đày xuống hạ giới. Công chúa ngao du qua nhiều nơi sơn thủy hữu tình của trần thế, tới bán đảo phủ Tây Hồ, phát hiện vùng này có địa thế “chúng long”, “quy hình”, lại thêm xúc cảm trước khung cảnh thơ mộng nên đã dừng chân, mở quán nước để thong dong thi hứng giữa thiên nhiên tươi đẹp.

Vùng đất phong thủy khoáng đạt, nên thơ này là nơi hai tâm hồn thi sĩ tài hoa là trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và công chúa Quỳnh Hoa "duyên kỳ ngộ". Khi trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trở lại tìm Quỳnh Hoa thì nàng tiên nữ giáng trần không còn ở đó nữa. Nàng “áo mây xe gió” trở về thiên đình, quán nước Tiên chúa ngày nào giờ như tan vào không gian mênh mang của Tây Hồ.

Vì thương nhớ nàng, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã lập đền thờ người con gái mà đất trời linh thiêng tạo cơ hội cho ông được gặp gỡ.

Trong dân gian cũng tồn tại nhiều truyền thuyết khác về công chúa Quỳnh Hoa – hay còn được biết đến là chúa Liễu Hạnh công đức rạng ngời tỏa khắp thiên hạ. Khi bị đày xuống trần gian, bà đã diệt trừ yêu quái, tham quan giúp dân an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, bà được triều Nguyễn phong là “Mẫu nghi thiên hạ”

Hàng năm, từ đêm giao thừa cho tới rằm tháng Giêng, du khách thập phương lại nô nức du xuân đến Phủ Tây Hồ dâng hương, cầu cho Quốc thái, dân an, gia đình thịnh vượng...

Một số hình ảnh tại Phủ Tây Hồ ngày đầu xuân:

Người dân và du khách nô nức đến Phủ Tây Hồ

và cả nhà sư hành khất.

Lợi dụng trong dòng người đi Lễ,

một số đối tượng lưu manh thường xuyên chen lấn, xô đẩy để móc túi, thậm chí hạ trộm lễ của khách. Hình ảnh chúng được dán ngay lối đi vào Phủ để cảnh báo.
Tuy nhiên, du khách đến lễ Phủ Tây Hồ những ngày đầu xuân luôn đông.
Họ mua hoa quả
và tiền, vàng địa phủ.
Những quầy đổi tiền lẻ khá đông khách
Người người sắm lá ngọc,
cành vàng
và mua cả vé số để thử vận may đầu xuân.

và không ít du khách, như người phụ nữ đến từ Hải Hậu (Nam Định) này, tìm mua bông lúa

Những chú mèo vàng cũng rất "chạy" hàng.

Tỏ lòng thành kính và cũng bởi lượng người tập trung quá đông, khách dâng Lễ cao quá đầu
Họ đều cầu tài, cầu lộc, cầu cho Quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, để làm ăn suôn sẻ, mùa màng bội thu...

Trọng Anh – Tuệ Anh

Đọc thêm