Nở rộ "tư vấn lô đề" qua ... di động!

Vài ba tháng gần đây, càng gần tết tin nhắn rác càng tấn công mạnh mẽ các thuê bao di động. Không chỉ quảng cáo, tin  nhắn rác còn có những nội dung quấy rầy hoặc lừa gạt người nhẹ dạ.

Vài ba tháng gần đây, càng gần tết tin nhắn rác càng tấn công mạnh mẽ các thuê bao di động. Không chỉ quảng cáo, tin  nhắn rác còn có những nội dung quấy rầy hoặc lừa gạt người nhẹ dạ.

Những trò lừa mới

Loại tin nhắn rác phổ thông nhất hiện nay thường có nội dung: “Thông báo: Thuê bao 09………. tặng bạn một bài hát qua CT (chương trình) quà tặng âm nhạc với lời nhắn: chúc bạn một ngày vui vẻ. Để nghe soạn…… gửi…..”.

Số nhắn tin thường là số di động 11 số hoặc các số điện thoại cố định, có đặc điểm chung là không liên lạc lại được. Những người tò mò làm theo yêu cầu của tin nhắn sẽ bị mất oan 10.000 đồng hoặc 15.000 đồng (cước nhắn tin đến các đầu số trên). Đây là loại tin nhắn đánh vào sự tò mò của người dùng nhằm lừa nạn nhân nhắn tin và bị mất tiền cước.

Nở rộ "tư vấn lô đề" qua ... di động! ảnh 1
 

Ngoài ra, có khách hàng còn nhận được những tin nhắn như “Thông báo đã trúng thưởng….”. Anh Nguyễn Trần Hanh (Đà Nẵng) đã từng tò mò điện thoại tới số đã nhắn cho mình. Một người nghe máy, nói là anh phải ra Hà Nội mới nhận được quà, còn nếu không thì gửi phí bằng cách “mua ba thẻ cào 100.000 đồng của Viettel và gửi mã số nạp tiền qua tin nhắn điện thoại”. Thấy nghi ngờ, anh “lờ” cơ hội có quà đó đi. Về sau, có đồng nghiệp kể lại cũng bị lừa đúng chiêu đó và gửi mã số nạp tiền xong thì số điện thoại nhắn tin cũng bị tắt máy luôn.

Cũng có những tin nhắn “nhố nhăng” hết sức như tin nhắn mời gọi đánh đề: “Tổng đài 6730 đã tìm ra quy luật CAPSO, ăn LO MB liên tiếp! Bạn muốn thay đổi TaiVan, MayMan hôm nay? Soạn tin LOC gửi 6730. Ăn chắc hôm nay” hay tin nhắn quảng cáo những chuyện phòng the, giới tính: “Mách bạn tám cách đưa nàng lên đỉnh, soạn tin: AHA 5 gửi 8732. Các tư thế yêu nàng thích, soạn tin AHA 6 gửi 8732. Xem 15 em mặc bikini cực hot, soạn: TG 9 gửi 8732”. Hãy hình dung, cảm xúc như thế nào nếu người nhận tin nhắn này là một người cao tuổi hoặc là một cháu bé 12 – 13…

Khó xử triệt để

Vấn nạn tin rác làm người tiêu dùng phiền toái, thậm chí rước vạ vào thân, trong khi nhà mạng cũng đau đầu không kém tìm cách giải quyết. Đến nay, hầu hết nhà mạng đã có thông báo về đầu số tiếp nhận phản ánh của khách hàng về tin nhắn rác.

Thông báo tin nhắn rác đến tổng đài 456
VNCERT đang thử nghiệm hệ thống SpamAlert - hỗ trợ hoạt động giám sát tình trạng tin nhắn rác thông qua sự phối hợp của người dùng di động. SpamAlert có chức năng tiếp nhận thông báo tin nhắn rác và điều phối xử lý tin nhắn rác. Người dùng di động đã có thể gửi thông báo tin nhắn rác miễn phí bằng cách chuyển tiếp (forward) tin nhắn rác đó tới số 456. VNCERT sẽ căn cứ vào thông báo từ người dùng để phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp di động xử lý các đối tượng vi phạm.

Thế nhưng, hiệu quả gần như là số không. Bởi, tin nhắn rác được gửi từ thuê bao tới thuê bao, khiến cho hệ thống chỉ nhận biết như những tin nhắn giữa hai thuê bao di động thông thường với nhau.

“Vì vậy, chúng tôi chưa có căn cứ cũng như chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm nhắn tin từ số thuê bao di động. Ngoại trừ các khách hàng sau khi nhận được tin nhắn rác phản ảnh lên trung tâm chăm sóc khách hàng của Viettel. Lúc đó căn cứ vào phản ảnh của khách hàng Viettel sẽ tiến hành kiểm tra lại đầu số nhắn tin tới thuê bao của khách hàng và có biện pháp khóa đầu số hay thu hồi đầu số nhắn tin” – đại diện mạng Viettel cho biết.

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (VNCERT) - đơn vị được Bộ Thông tin và truyền thông giao nhiệm vụ quản lý và điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác - cũng thừa nhận, tin nhắn rác bùng phát trên mạng di động từ vài năm trước và mặc dù các cơ quan chức năng đã xử phạt không ít nhưng chưa thể xử lý một cách triệt để hiện tượng này do việc quản lý thuê bao di động trả trước của các doanh nghiệp di động vẫn còn nhiều bất cập.

Bách Nguyễn

Đọc thêm