Nói cà lăm

Nhiều đứa trẻ trong giai đoạn tập nói đã nói rất... cà lăm, khiến cho các bậc phụ huynh phát hoảng, nhất là các trường hợp đứa trẻ là “quý tử”. Bởi  nói kiểu như thế thì lớn lên xem như... “bỏ của”. Thật ra, khi trẻ nói cà lăm trong giai đoạn tập nói lớn lên có “bỏ của” như nhiều người nghĩ hay không?

Nhiều đứa trẻ trong giai đoạn tập nói đã nói rất... cà lăm, khiến cho các bậc phụ huynh phát hoảng, nhất là các trường hợp đứa trẻ là “quý tử”. Bởi  nói kiểu như thế thì lớn lên xem như... “bỏ của”. Thật ra, khi trẻ nói cà lăm trong giai đoạn tập nói lớn lên có “bỏ của” như nhiều người nghĩ hay không?

Nói cà lăm (stammer) còn gọi là nói lắp, tức là nói lặp lại các từ vừa mới nói nhiều lần. Người lớn tự nhiên mà “cà lăm” là... có vấn đề! Nhưng ở trẻ nhỏ mới tập nói thì điều này rất bình thường, bởi vốn ngôn ngữ trong “kho” của trẻ chưa có bao nhiêu, nên hồn nhiên có sao dùng vậy, khiến cho bố mẹ, ông bà lo lắng về một tật cà lăm.

Thông thường, khi trẻ đã thu thập được một vốn ngôn ngữ kha khá thì việc nói cà lăm tự động biến mất. Do vậy cần lưu ý trong giai đoạn này không vội tỏ ra bực mình, cáu gắt, xúc xiểm, chì chiết bắt trẻ nói đi, nói lại nhiều lần một câu nói theo ý người lớn cho suông sẻ. Bởi những cố gắng đó của người lớn sẽ khiến trẻ đâm ra lì lợm, cố thủ, có khi xuất hiện sự mặc cảm, tự ti thì sẽ mang tật cà lăm suốt đời.

Các chuyên gia khuyên rằng ở các trẻ nói cà lăm xuất hiện trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi, không cần phải can thiệp gì, vì đại đa số sẽ khỏi trong một thời gian rất ngắn. Nhưng nếu cà lăm đến quá 5 tuổi thì cần có sự can thiệp tích cực của các chuyên gia tâm lý hoặc sự kiên nhẫn của những người thân xung quanh luyện nói cho trẻ bằng sự thông cảm và chia sẻ. Trên thế giới có những người nói cà lăm nhưng đã tự luyện thành thuyết khách.

Tóm lại, những đứa trẻ nói cà lăm trong giai đoạn tập nói không có gì phải quá lo lắng về chuyện “bỏ của” sau này. Bởi khi lớn hơn một chút đứa trẻ có vốn từ ngữ dồi dào sẽ diễn đạt lưu loát hơn.

Thạc sĩ Y học MAI HỮU PHƯỚC

Đọc thêm