Nỗi lo từ việc tăng giá dịch vụ y tế

Theo thông báo của Bộ Y tế, sắp tới Bộ sẽ đề nghị Chính phủ cho phép tăng giá dịch vụ y tế. Ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, việc đề nghị điều chỉnh giá lần này tập trung vào 350 dịch vụ trong tổng số 3000 dịch vụ các bệnh viện đang thực hiện. Trong đó 220 dịch vụ tăng tới 2,5 lần, 60 dịch vụ tăng từ 2,5 đến 5 lần, 70 dịch vụ tăng từ 7 đến 10 lần so với mức hiện hành.

 Theo thông báo của Bộ Y tế, sắp tới Bộ sẽ đề nghị Chính phủ cho phép tăng giá dịch vụ y tế. Ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, việc đề nghị điều chỉnh giá lần này tập trung vào 350 dịch vụ trong tổng số 3000 dịch vụ các bệnh viện đang thực hiện. Trong đó 220 dịch vụ tăng tới 2,5 lần, 60 dịch vụ tăng từ 2,5 đến 5 lần, 70 dịch vụ tăng từ 7 đến 10 lần so với mức hiện hành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghe đến đây, không ai không lo lắng nghĩ đến lúc... "trái gió trở trời", nhất là người nông dân có bệnh mà cuộc sống của họ hoàn toàn dựa vào thu nhập từ vài sào ruộng khoán. Rồi những người công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp với mức lương chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng; những người nghèo trong xã hội..., họ sẽ lấy đâu ra tiền để đáp ứng các yêu cầu đó của các "lương y". Đành rằng đã có "cây gậy bảo hiểm y tế", nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể chữa bệnh bằng "bảo hiểm" được và không phải người dân nào cũng có bảo hiểm y tế. Mặt khác, một số dịch vụ y tế hiện nay lại không chấp nhận bảo hiểm y tế.

Thực tế đã có không ít trường hợp bệnh nhân bị suy phủ tạng rất nặng đòi hỏi phải điều trị lâu dài. Nhưng họ không biết kiếm đâu để có đủ tiền điều trị trong khi gia đình vẫn phải chạy ăn từng bữa. Vì vậy, nhiều gia đình đành phải xin cho bệnh nhân được... về nhà!

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế với mức độ, liều lượng như thế nào là việc cần phải được cân nhắc, thận trọng vì vậy Bộ Y tế nên tham khảo các cơ quan chức năng và sự đóng góp ý kiến của cộng đồng./.

Nguyễn Hồng Sáng

Đọc thêm