Cây sả hương chanh tuy không được chính thức đưa vào cơ cấu cây trồng của huyện Đạ Tẻh nhưng lại là một trong số ít cây trồng nông nghiệp “làm nên danh tiếng” cho cả tỉnh Lâm Đồng. Nói rõ hơn, điều đáng mừng là mới đây, sả hương chanh của Đạ Tẻh đã được tổ chức WINROCK của Hoa Kỳ và Công ty hương liệu Mỹ Linh (TP HCM) trao giấy chứng nhận Global GAP. Ấy nhưng, sau khi được cấp chứng nhận Global GAP, cây sả hương chanh của Đạ Tẻh bỗng trở nên… nỗi niềm lắm lắm!
Diện tích sả hương chanh của Đạ Tẻh có lúc lên đến trên 20 ha nhưng sao chỉ chứng nhận có 10ha? Và, người trồng sả theo chương tŕnh sả sạch của Công ty hương liệu Mỹ Linh ở Đạ Tẻh (tập trung tại xã Quốc Oai) có lúc lên đến trên dưới 20 hộ nhưng sao chỉ có 6 hộ được công nhận? Tìm câu trả lời không khó! Cứ theo sự nói thẳng nói thật của những hộ dân trồng sả hương chanh ở Quốc Oai, vào thời điểm được cấp giấy chứng nhận Global GAP được tổ chức hồi cuối tháng 7/2010 thì đó cũng chính là lúc cây dược liệu “ngát hương” một thời này bắt đầu “tụt dốc” cả về diện tích lẫn số hộ trồng sả.
|
Sả hương chanh tốt bời bời trên đất Đạ Tẻh. |
Anh Nguyễn Văn Long (thôn 5, xã Quốc Oai) nói rằng: “Hồi đầu, tức là cách nay khoảng gần 3 năm, nhà tôi trồng đến 5 sào. Công ty và dự án hứa rằng sẽ thu mua với giá hơn 1.000 đồng/kg (sả hương chanh thu lá chứ không thu củ như sả thường). Đúng là lứa sả đầu tiên tôi bán được 1.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, về lý thuyết thì mỗi năm cắt 3 - 4 lứa, gia đình tôi và hầu hết những người dân trồng sả ở Quốc Oai đợi mãi đợi mãi mà chẳng thấy người của Công ty đến thu mua. Dân kêu riết róng, rồi “họ” cũng xuống, nhưng lựa từng lá để cắt, mà giá thì chỉ còn 300 - 400 đồng/kg, sau đó… im luôn đến tận giờ. Đến lúc nhận cái giấy chứng nhận ấy, sả hương chanh của Quốc Oai đã trổ cờ trắng như bông lau. Nhiều người sốt ruột, đành phải xịt thuốc cỏ diệt cây sả để trồng thứ khác gỡ gạc”.
Như vậy, đầu ra chính là nguyên nhân nhân khiến cho trên dưới 20 hộ trồng sả ở Quốc Oai “bị” rút xuống còn 6 hộ và diện tích từ hơn 20ha giảm còn 10ha. Ở thôn 3 xã Quốc Oai, ông Luân trồng 1ha nhưng vừa phải phá bỏ hơn nửa, chỉ giữ lại gần một phần hai diện tích để… “cầm chừng”. Giống như ông Luân, ông Hợi ở Đạ Nha cũng trồng 1ha và cũng “trắng như bông lau” nên đành phải phá bỏ gần hết. Còn ít thì như anh Phạm Văn Dũng ở thôn 5 Quốc Oai trồng 3 sào nhưng chưa kịp thu thì thứ cây “hương chanh” ấy không còn “hương” để “dẫn dụ” chủ nhân.
Một cán bộ có trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng phân tích cho tôi rõ: “Giống sả này rất hợp với loại đất hơi kém dinh dưỡng như Đạ Tẻh. Việc hướng người dân ở đây vào trồng cây sả hương chanh là đúng rồi. Với lại, việc đầu tư cho loại cây trồng này chỉ khoảng 1 triệu đồng một sào là mức không cao, người dân nghèo Đạ Tẻh có đủ khả năng. Rồi nữa, về lý thuyết mà nói thì trồng cây sả hương chanh cho thu nhập gấp vài lần so với các loại cây trồng khác ở cùng đ̣a phương như cây điều, cây lúa, cây mì (sắn)… thì chắc chắn đó là sự hấp dẫn của nhà nông Đạ Tẻh”. Hấp dẫn là vậy, nên ngay khi dự án sả hương chanh ở Đạ Tẻh được triển khai cách nay ba năm, một hợp tác xã có tên gọi là “Tiến Đồng” do ông Nguyễn Tiến Duẩn làm chủ nhiệm đã nhanh chóng được thành lập, đặt ngay trong vùng trọng điểm sả của Lâm Đồng - xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.
Hôm tôi đến, cái băng rôn làm lễ đón nhận Global GAP cho cây sả hương chanh Đạ Tẻh được chủ nhân Tiến Đồng mang về treo ngay trong cơ sở chế biến sả của hợp tác xã. Có điều, hai cái lò chưng cất to đùng của cơ sở sơ chế biến sả này lại nằm im như hai đống sắt. Cứ theo lời của những hộ dân trồng sả ở đây thì đến ông chủ nhiệm hợp tác xã cũng đang “lực bất tòng tâm”. Cả một đồi sả ngút ngát của ông Duẩn hiện cũng đang bị bỏ mặc cho nắng mưa, chỉ thu hoạch và chế biến cầm chừng, được chăng hay chớ.
Mang nặng những “nỗi niềm” của người dân trồng sả, tôi tìm đến những cán bộ có trách nhiệm ở địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh - Phạm Ngọc Anh Tuấn ở thị trấn Đạ Tẻh nói: “Đứng dưới một góc độ nào đó mà nhìn thì dự án sả hương chanh có phần độc lập trong cơ cấu cây trồng kinh tế của địa phương. Tuy vậy, lãnh đạo địa phương chúng tôi vẫn dõi theo khá chặt chẽ sự thăng trầm của loại cây trồng này. Ai mà không buồn khi biết rằng hiện đang có hàng loạt nông dân rớt nước mắt phá bỏ vườn sả bị rơi vào tình trạng “mang con bỏ chợ”. Nhưng, cơ chế thị trường mà! Chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu kỹ hơn việc phát triển loại cây trồng khá mới này của địa phương, để từ đó đưa ra những quyết sách hợp lý!”.
Như vậy, đầu ra chính là nguyên nhân nhân khiến cho trên dưới 20 hộ trồng sả ở Quốc Oai “bị” rút xuống còn 6 hộ và diện tích từ hơn 20ha giảm còn 10ha. Ở thôn 3 xã Quốc Oai, ông Luân trồng 1ha nhưng vừa phải phá bỏ hơn nửa, chỉ giữ lại gần một phần hai diện tích để… “cầm chừng”. Giống như ông Luân, ông Hợi ở Đạ Nha cũng trồng 1ha và cũng “trắng như bông lau” nên đành phải phá bỏ gần hết. Còn ít thì như anh Phạm Văn Dũng ở thôn 5 Quốc Oai trồng 3 sào nhưng chưa kịp thu thì thứ cây “hương chanh” ấy không còn “hương” để “dẫn dụ” chủ nhân.
Một cán bộ có trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng phân tích cho tôi rõ: “Giống sả này rất hợp với loại đất hơi kém dinh dưỡng như Đạ Tẻh. Việc hướng người dân ở đây vào trồng cây sả hương chanh là đúng rồi. Với lại, việc đầu tư cho loại cây trồng này chỉ khoảng 1 triệu đồng một sào là mức không cao, người dân nghèo Đạ Tẻh có đủ khả năng. Rồi nữa, về lý thuyết mà nói thì trồng cây sả hương chanh cho thu nhập gấp vài lần so với các loại cây trồng khác ở cùng đ̣a phương như cây điều, cây lúa, cây mì (sắn)… thì chắc chắn đó là sự hấp dẫn của nhà nông Đạ Tẻh”. Hấp dẫn là vậy, nên ngay khi dự án sả hương chanh ở Đạ Tẻh được triển khai cách nay ba năm, một hợp tác xã có tên gọi là “Tiến Đồng” do ông Nguyễn Tiến Duẩn làm chủ nhiệm đã nhanh chóng được thành lập, đặt ngay trong vùng trọng điểm sả của Lâm Đồng - xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.
Hôm tôi đến, cái băng rôn làm lễ đón nhận Global GAP cho cây sả hương chanh Đạ Tẻh được chủ nhân Tiến Đồng mang về treo ngay trong cơ sở chế biến sả của hợp tác xã. Có điều, hai cái lò chưng cất to đùng của cơ sở sơ chế biến sả này lại nằm im như hai đống sắt. Cứ theo lời của những hộ dân trồng sả ở đây thì đến ông chủ nhiệm hợp tác xã cũng đang “lực bất tòng tâm”. Cả một đồi sả ngút ngát của ông Duẩn hiện cũng đang bị bỏ mặc cho nắng mưa, chỉ thu hoạch và chế biến cầm chừng, được chăng hay chớ.
Mang nặng những “nỗi niềm” của người dân trồng sả, tôi tìm đến những cán bộ có trách nhiệm ở địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh - Phạm Ngọc Anh Tuấn ở thị trấn Đạ Tẻh nói: “Đứng dưới một góc độ nào đó mà nhìn thì dự án sả hương chanh có phần độc lập trong cơ cấu cây trồng kinh tế của địa phương. Tuy vậy, lãnh đạo địa phương chúng tôi vẫn dõi theo khá chặt chẽ sự thăng trầm của loại cây trồng này. Ai mà không buồn khi biết rằng hiện đang có hàng loạt nông dân rớt nước mắt phá bỏ vườn sả bị rơi vào tình trạng “mang con bỏ chợ”. Nhưng, cơ chế thị trường mà! Chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu kỹ hơn việc phát triển loại cây trồng khá mới này của địa phương, để từ đó đưa ra những quyết sách hợp lý!”.
Khắc Dũng