Nói và viết tiếng Nga qua lăng kính ngôn ngữ

Các nhà ngôn ngữ Đại học tổng hợp St. Peterburg có ý định lập hệ thống ngữ pháp đầy đủ hơn cho tiếng Nga. Họ đã phát động đề án "Một ngày nói", có nhiệm vụ góp phần nghiên cứu tiếng nói của người Nga hiện đại.

Các nhà ngôn ngữ Đại học tổng hợp St. Peterburg có ý định lập hệ thống ngữ pháp đầy đủ hơn cho tiếng Nga. Họ đã phát động đề án "Một ngày nói", có nhiệm vụ góp phần nghiên cứu tiếng nói của người Nga hiện đại.

Các tình nguyện viên của đề an đeo trên cổ chiếc máy thu âm ghi lại những lời nói của họ trong một ngày. Mục đích chính ở đây là hiểu sự thay đổi của tiếng Nga, khi hệ thống ngôn ngữ phức tạp được con người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Mặc dù hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ được bắt đầu không chỉ mới hôm qua, nhưng các nhà ngôn ngữ học nước Nga chưa ai biết đến cuộc điều tra cách tân và qui mô như vậy.

Mô tả ảnh.

Giáo sư Alexandr Asinovsky, lãnh đạo đề án cho biết: "Hiện có điều kiện đi sâu vào vấn đề, nhờ sự xuất hiện những công nghệ thông tin mới mẻ. Trước kia để cắt âm, tôi phải cắt bằng kéo sợi băng thu. Có thể hình dung độ chính xác của cách làm này. Còn giờ đây, chúng tôi nhìn lên màn hình và lựa chọn điểm giới hạn, phương pháp cho phép làm việc với tư liệu âm thanh một cách chuyên môn hơn. Giảm đi hàng trăm lần công sức miêu tả những đơn vị ngôn ngữ bằng âm thanh".

Vào thời điểm này, theo lời lãnh đạo đề án "Một ngày nói", đã thu được vài trăm giờ khẩu ngữ. Nhưng mới giải mã có 40 tiếng bởi đây là quá trình rất công phu. Trung bình, để đánh dấu 1 phút ghi âm người nghiên cứu cần khoảng 1 giờ làm việc. Tuy thế, các nhà ngôn ngữ St. Peterburg đã thu được những kết quả khá thú vị. Chẳng hạn họ nhận thấy, hiện thực tiếng nói được xây dựng theo sơ đồ ngữ pháp khác biệt với ngôn ngữ viết. Đặc biệt, trong sáu cách chia của tiếng Nga chỉ sử dụng chủ yếu nguyên cách. Còn trong phương diện hình thái động từ,  hoàn toàn không gặp các động tính từ và trạng động từ. Cũng biến mất sự khác biệt giữa các nguyên âm không dấu ở đuôi từ. Như ông  Alexandr Asinovsky ghi nhận, các nguyên âm này bị giảm bớt và biến thành cái gì đó không rõ ràng.

Theo ý kiến của các chuyên viên, trong ngôn ngữ nói ý nghĩa ngữ pháp không được thể hiện bằng  tiếp tố và vĩ tố như ngôn ngữ văn học. Bản thân tiếng Nga ở dạng lời nói đã biến từ loại hình ngôn ngữ hòa kết sang ngôn ngữ đơn lập. Chẳng hạn như tiếng Hán, khi ý nghĩa được biểu lộ bằng những từ gốc không biến đổi.

Như vậy, văn nói tiếng Nga có sự khác biệt đáng kể so với văn viết. Văn nói có những qui tắc và đặc thù riêng, ảnh hưởng tới sự thay đổi những chuẩn mực ngôn ngữ đã được thừa nhận. Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm, các nhà ngôn ngữ Nhật Bản phân tích 300 ngày nói của 300 người và thực hiện cải cách, loại bỏ thay đổi hay điều chỉnh ngữ pháp.

Các học giả Nga không có ý định cứng nhắc lặp lại thí dụ của đồng nghiệp Nhật Bản, nhưng trong mục tiêu của họ có việc nhìn vào thực tế qua lăng kính ngôn ngữ, lập hệ thống ngữ pháp đầy đủ hơn cho tiếng Nga, với các yếu tố văn nói. Như lãnh đạo đề án "Một ngày nói" nhấn mạnh: "Đổi mới ngữ pháp, làm rõ những chức năng của các đơn vị ngữ pháp ở dạng âm thanh, tất nhiên là nhiệm vụ của chúng tôi. Cần xuất phát từ những gì mà chúng ta thực sự quan sát thấy trong cuộc sống".

Theo đài TNNN

Đọc thêm