Thông tin tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh phía Nam về thúc đẩy sản xuất, cung ứng, tnông sản trong điều kiện dịch Covid-19 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều nay - 19/7, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trưởng nông sản (Bộ NN&PTNT), khẳng định, nguồn cung lương thức, rau của quả, trái cây, thực thẩm tươi sống không thiếu…
Cụ thể, sản lượng lương thực dự kiến 43,3 triệu tấn, tăng 600 nghìn tấn so với năm 2020, trong khi nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn thóc, xuất khẩu 13,0 - 13,4 triệu tấn thóc (tương đương 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo, 6 tháng đầu năm đã xuất khẩu 3 triệu tấn).
|
Sản lượng rau còn dư thừa 100 nghìn tấn/tháng. |
Về rau, bình quân mỗi tháng vùng ĐBSCL cung cấp cho thị trường 433 nghìn tấn rau, chủ yếu cho tiêu thụ nội địa với khoảng 18 triệu người vùng ĐBSCL và 10 triệu người TP. HCM với bình quân nhu cầu mỗi tháng khoảng 333 nghìn tấn), như vậy còn dư 100 nghìn tấn rau/ tháng
Diện tích cây ăn quả phía Nam năm 2020 ước đạt 693 nghìn ha, bằng 61% so cả nước.
Về thịt lợn, tổng sản lượng 19 tỉnh phía Nam năm 2020 đạt 1.060.338 tấn (kế hoạch sản xuất của ngành Nông nghiệp năm 2021 tăng 6,2% so với năm trước), sản lượng bình quân mỗi tháng năm 2021 là 93.840 tấn/tháng. Theo ông Hòa, với sản lượng đó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của TP HCM cũng như các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài ra, các sản phẩm thịt bò, thịt gà, thịt vịt, trứng, thủy hải sản… cũng hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của TP HCM cũng như các tỉnh ĐBSCL.
Tại Hội nghị, đại diện các Sở NN&PTNT các tỉnh phía Nam cũng khẳng định sản lượng hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và ngoại tỉnh. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất vẫn là lưu thông, đặc biệt yêu cầu giấy xét nghiệm với lái xe. Nhiều địa phương phản ảnh, lái xe không dám chở hàng vào TP HCM vì không biết quy định như thế nào.
Đặc biệt, với việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống của TP HCM, hàng hóa nông sản của bà con các tỉnh không thể “vào” được siêu thị vì không có đủ giấy chứng nhận theo yêu cầu.
Theo đại diện Sở Công Thương TP HCM, hiện TP HCM thiếu 150 tấn rau/ngày, 300 - 400 quả trứng/ngày. “Hiện TP HCM có 9 đầu mối kết nối. Sau cuộc họp này, chúng tôi sẽ gửi cụ thể danh sách (tên, số ĐT) để hình thành chuỗi kết nối. Về phản ảnh xe vào TP HCM khó khăn, ngày mai chúng tôi sẽ làm việc với Sở GTVT” - đại diện Sở Công Thương TP HCM cho hay.
Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT TP HCM, hiện nguồn cung chỉ đáp ứng 10 - 15% nhu cầu của TP HM, tùy từng mặt hàng, dao động thiếu khoảng 80- 90%. Ông Hiệp cho biết, hiện TP HCM có 3 chợ đầu mối, trên 150 chợ truyền thống, nhưng do phát hiện các ca lây bệnh nên đóng cửa. Trong khi đó, chỉ 1/3 lượng nông sản thực phẩm vào siêu thị, 2/3 tiêu thụ ở chợ đầu mối, chợ truyền thống. “Việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của TP HCM. Hiện Thành phố đang cố gắng mở lại các chợ đầu mối, chợ truyền thống. Làm sao các chợ này kết nối được với các Hợp tác xã sản xuất ở các tỉnh để trung chuyểr hàng hóa nhanh nhất về TP HCM…” - ông Hiệp đề nghị.
Chủ trì Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã lắng nghe đề xuất của các địa phương và có những chỉ đạo cụ thể. Theo Thứ trưởng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải hình thành ngay chuỗi cung ứng. “Nguồn cung không thiếu nhưng thiếu kết nối. Đại diện Sở Công Thương TP HCM nói sẽ hình thành chuỗi cung ứng ngay ngày mai, đồng thời làm việc với Sở GTVT. Hy vọng tình hình sẽ được cải thiện…” - Thứ trưởng kỳ vọng.
Giá lương thực, rau củ quả, tủy hải sản tăng trong khi giá thịt giảm?
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, tại TP HCM, giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7/2021 đều tăng so với các tháng trước đó.
Cụ thể giá lương thực tăng 0,46%; giá thực phẩm tăng 0,37% so tháng trước, trong đó giá rau củ quả tăng mạnh do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn rau về chợ giảm (bắp cải tăng 18,53%, su hào tăng 5,28%, đậu cô ve tăng 22,78%, rau muống tăng 5,38%, rau tươi khác tăng 5,63%). Trong khi đó, giá thịt các loại có xu hướng giảm (thịt heo giảm 1,92%; thịt bò giảm 0,75%), giá các loại trứng tăng 2,36%-3,41%, giá nhiều mặt hàng thủy hải sản đa số tăng 6%-20% vì lượng thủy hải sản tươi về chợ bình quân giảm 10% so tháng trước.
"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"