Nhìn về nền điện ảnh cách mạng Việt Nam thì không thể không nói đến sự đóng góp của nghệ sỹ Diệu Thuần, mặc dù chị chuyên đóng vai phụ.
Nói đến NSƯT Diệu Thuần là nói đến những cô gái thôn quê mang đậm dấu ấn Việt mà chị từng thủ vai trên mản ảnh suốt mấy chục năm qua. Mới đây trong liên hoan phim Cánh diều vàng lần thứ 16, tôi mới có dịp gặp chị, được nghe chị kể về sự nghiệp của mình, được xem những tấm ảnh chị còn lưu giữ trong 2 bộ phim “Ngày ấy bên sông Lam” và “Trở lại Sam Sao” mà Diệu Thuần được giải Nữ diễn viên xuất sắc trong liên hoan phim Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh 10 năm trước đó. Diệu Thuần bảo: “Mình đến với điện ảnh như mệnh trời sắp…”
Ngày đầu tháng 4, chị mời tôi đến căn nhà của chị nằm khuất nẻo trong ngõ nhỏ trên đường Hào Nam đối diện cổng Nhạc viện Hà Nội. Chồng chị cũng làm nghệ thuật, anh là NSND - họa sỹ Phạm Quang Vĩnh. Chuyện tình của họ lãng mạn như tiểu thuyết. Ngày ấy Diệu Thuần rất trẻ, sau khi tốt nghiệp trường Điện ảnh Việt Nam khóa II, chị về Hãng phim truyện Việt Nam làm việc.
Được đạo diễn phân vai, đọc kịch bản phim truyện “Ngày ấy bên sông Lam” chị đảm nhận đóng vai o Thùy. Công việc gấp gáp, cô gái trẻ rụt rè mang hành lý cùng với đoàn làm phim đến ở khách sạn Quang Trung thì gặp “chàng” họa sỹ Phạm Quang Vĩnh người Hà Nội nổi tiếng hào hoa.
Tình yêu sét đánh đến với đôi trai tài gái sắc mặc cho anh hơn chị hàng chục tuổi, một thời gian họ cưới nhau thành vợ thành chồng. Kỷ niệm về mối tình chồng vợ trong đời nghệ sỹ chị đặt tên con trai là Quang Trung. Ít năm sau chị sinh con gái Diệu Thùy - Thùy là tên nhân vật trong phim “Ngày ấy bên sông Lam” do chị thủ vai.
Mấy chục năm đã đi qua từ lúc còn là cô bé xem phim chị đóng “Ngày ấy bên sông Lam”, “Trở lại Sam Sao”... đến nay ở tuổi ngoại ngũ tuần nhưng Diệu Thuần vẫn đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc không son phấn. Chị kể: “Mình sinh ra trong gia đình thợ mỏ ở thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh”. Học đến cấp 3, vì yêu thích nghệ thuật điện ảnh nên chị đi thi trúng tuyển diễn viên điện ảnh.
Khi chị lên Hà Nội học, mẹ chị gàn: “Đứng trước ống kính cho người ta quay máy thì còn gì là người...”. Nghe mẹ nói vậy chị rất sợ, nhưng sự tự tin đã giúp chị vững bước vào trường Điện ảnh học lớp diễn viên khóa II.
Tốt nghiệp năm 1977, chính thức là diễn viên điện ảnh, chị luôn luôn tìm tòi sáng tạo trong nghề diễn. Những người yêu nghệ thuật điện ảnh nước nhà chắc không thể quên hình ảnh Giàng My trong phim “Trở về Sam Sao”. Giàng My, con gái Vua Mèo, đi theo tàn quân thổ phỉ được cách mạng giác ngộ nhận ra chân lý. Nếu không có ánh sáng của Đảng, cách mạng thì cuộc đời của Giàng My chìm lấp trong bóng tối nơi khuất nẻo ở vùng rừng sâu thẳm...
Vai này Diệu Thuần thể hiện thành công ngoài sức tưởng tượng của đạo diễn. Chính vì sự nỗ lực không ngừng của bản thân, chị đã đoạt giải nữ Diễn viên xuất sắc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Thành công nối tiếp thành công, sau đó chị tham gia đóng phim “Tìm lại bé Đa”, Diệu Thuần thủ vai bà mẹ của 2 chị em nhà Đa bị giặc mỹ rải bom thảm sát ở Sơn Mỹ. Khi máy bay giặc ào ào xông tới, mẹ nằm lên đỡ đạn cho 2 con, người mẹ chết, trên mình ghim hàng trăm vết đạn người đầy máu... 2 con còn sống chạy vào rừng trốn, lớn lên đi theo du kích trả thù cho mẹ. 20 năm sau, 2 chị em Đa trưởng thành, một nhà báo Nhật đến tìm và họ kể lại câu chuyện đau thương do chiến tranh để lại tại Việt Nam. Diệu Thuần đã khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt dịu hiền của nữ viên hóa thân là bà mẹ. Chị tâm sự: “Suốt cuộc đời tôi không thể quên những thước phim đó”.
Nhìn về nền điện ảnh cách mạng Việt Nam thì không thể không nói đến sự đóng góp của nghệ sỹ Diệu Thuần, mặc dù chị chuyên đóng vai phụ. Vì đam mê nghệ thuật, được mời Diệu Thuần nhận lời đóng phim ngay, chị tự đổi “tông” cho mình, ngày trước chuyên diễn vai quê mùa hiều thục thì nay đổi sang vai nanh nọc, đanh đá, cay nghiệt như vai mẹ Hưng trong phim “Con đường khát”.
Nói đến NSƯT Diệu Thuần là nói đến những cô gái thôn quê mang đậm dấu ấn Việt mà chị từng thủ vai trên mản ảnh suốt mấy chục năm qua. Mới đây trong liên hoan phim Cánh diều vàng lần thứ 16, tôi mới có dịp gặp chị, được nghe chị kể về sự nghiệp của mình, được xem những tấm ảnh chị còn lưu giữ trong 2 bộ phim “Ngày ấy bên sông Lam” và “Trở lại Sam Sao” mà Diệu Thuần được giải Nữ diễn viên xuất sắc trong liên hoan phim Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh 10 năm trước đó. Diệu Thuần bảo: “Mình đến với điện ảnh như mệnh trời sắp…”
|
NSƯT Diệu Thuần thời trẻ |
Ngày đầu tháng 4, chị mời tôi đến căn nhà của chị nằm khuất nẻo trong ngõ nhỏ trên đường Hào Nam đối diện cổng Nhạc viện Hà Nội. Chồng chị cũng làm nghệ thuật, anh là NSND - họa sỹ Phạm Quang Vĩnh. Chuyện tình của họ lãng mạn như tiểu thuyết. Ngày ấy Diệu Thuần rất trẻ, sau khi tốt nghiệp trường Điện ảnh Việt Nam khóa II, chị về Hãng phim truyện Việt Nam làm việc.
Được đạo diễn phân vai, đọc kịch bản phim truyện “Ngày ấy bên sông Lam” chị đảm nhận đóng vai o Thùy. Công việc gấp gáp, cô gái trẻ rụt rè mang hành lý cùng với đoàn làm phim đến ở khách sạn Quang Trung thì gặp “chàng” họa sỹ Phạm Quang Vĩnh người Hà Nội nổi tiếng hào hoa.
Tình yêu sét đánh đến với đôi trai tài gái sắc mặc cho anh hơn chị hàng chục tuổi, một thời gian họ cưới nhau thành vợ thành chồng. Kỷ niệm về mối tình chồng vợ trong đời nghệ sỹ chị đặt tên con trai là Quang Trung. Ít năm sau chị sinh con gái Diệu Thùy - Thùy là tên nhân vật trong phim “Ngày ấy bên sông Lam” do chị thủ vai.
|
NSƯT Phương Thanh (trái) và NSƯT Diệu Thuần ngày trẻ |
Mấy chục năm đã đi qua từ lúc còn là cô bé xem phim chị đóng “Ngày ấy bên sông Lam”, “Trở lại Sam Sao”... đến nay ở tuổi ngoại ngũ tuần nhưng Diệu Thuần vẫn đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc không son phấn. Chị kể: “Mình sinh ra trong gia đình thợ mỏ ở thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh”. Học đến cấp 3, vì yêu thích nghệ thuật điện ảnh nên chị đi thi trúng tuyển diễn viên điện ảnh.
Khi chị lên Hà Nội học, mẹ chị gàn: “Đứng trước ống kính cho người ta quay máy thì còn gì là người...”. Nghe mẹ nói vậy chị rất sợ, nhưng sự tự tin đã giúp chị vững bước vào trường Điện ảnh học lớp diễn viên khóa II.
Tốt nghiệp năm 1977, chính thức là diễn viên điện ảnh, chị luôn luôn tìm tòi sáng tạo trong nghề diễn. Những người yêu nghệ thuật điện ảnh nước nhà chắc không thể quên hình ảnh Giàng My trong phim “Trở về Sam Sao”. Giàng My, con gái Vua Mèo, đi theo tàn quân thổ phỉ được cách mạng giác ngộ nhận ra chân lý. Nếu không có ánh sáng của Đảng, cách mạng thì cuộc đời của Giàng My chìm lấp trong bóng tối nơi khuất nẻo ở vùng rừng sâu thẳm...
Vai này Diệu Thuần thể hiện thành công ngoài sức tưởng tượng của đạo diễn. Chính vì sự nỗ lực không ngừng của bản thân, chị đã đoạt giải nữ Diễn viên xuất sắc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
|
NSƯT Diệu Thuần hiện tại |
Thành công nối tiếp thành công, sau đó chị tham gia đóng phim “Tìm lại bé Đa”, Diệu Thuần thủ vai bà mẹ của 2 chị em nhà Đa bị giặc mỹ rải bom thảm sát ở Sơn Mỹ. Khi máy bay giặc ào ào xông tới, mẹ nằm lên đỡ đạn cho 2 con, người mẹ chết, trên mình ghim hàng trăm vết đạn người đầy máu... 2 con còn sống chạy vào rừng trốn, lớn lên đi theo du kích trả thù cho mẹ. 20 năm sau, 2 chị em Đa trưởng thành, một nhà báo Nhật đến tìm và họ kể lại câu chuyện đau thương do chiến tranh để lại tại Việt Nam. Diệu Thuần đã khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt dịu hiền của nữ viên hóa thân là bà mẹ. Chị tâm sự: “Suốt cuộc đời tôi không thể quên những thước phim đó”.
Nhìn về nền điện ảnh cách mạng Việt Nam thì không thể không nói đến sự đóng góp của nghệ sỹ Diệu Thuần, mặc dù chị chuyên đóng vai phụ. Vì đam mê nghệ thuật, được mời Diệu Thuần nhận lời đóng phim ngay, chị tự đổi “tông” cho mình, ngày trước chuyên diễn vai quê mùa hiều thục thì nay đổi sang vai nanh nọc, đanh đá, cay nghiệt như vai mẹ Hưng trong phim “Con đường khát”.