Là một cô gái gốc Hải Phòng, năm 2001 sau khi học xong Đại Học Lâm Nghiệp một cô sinh viên mới chập chững ra trường chị Thế không chọn về quê hương quyết định chọn Quảng Ninh làm nơi lập nghiệp.
Sau khi thi tuyển vào công chức năm 2001, chị Thế được tuyển dụng vào công tác tại Trung tâm khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp Quảng Ninh. Tại đây công việc chính của chị chủ yếu gắn bó với phòng thí nghiệm, nghiên cứu về nhân giống các loại cây Lâm Nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Chị Thế chia sẻ, công việc trong phòng thí nghiệm thực sự đối với nhiều người là một công việc rất nhàm chán. Lúc nào cũng trong phòng thí nghiệm, làm bạn với ống nghiệm, hóa chất. Nhưng với chị suốt 4 năm công tác tại trung tâm là khoảng thời gian chị tích lũy được rất nhiều kiến thức và cũng là nơi nuôi dưỡng đam mê của chị về cây cối đặc biệt là các loại cây rừng. Tình yêu cây, yêu những cánh rừng xanh ấy được chị ấp ủ từ những năm tháng học đại học,sau khi ra trường được làm đúng chuyên ngành và công việc mình yêu thích là điều hạnh phúc nhất đối với chị.
Sau này, mặc dù giữ chức Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hiện là Phó giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Ninh, chị vẫn thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu về cây trồng và gắn bó với phòng thí nghiệm, nghiên cứu.
Chị Hoàng Thị Thế cho biết, ngay từ những năm đầu bước vào nghề, làm việc tại đia bàn tỉnh Quảng Ninh, chị luôn canh cánh trong lòng vấn đề phủ xanh vùng đồi núi trơ trọi, hệ lụy từ hoạt động khai thác than hệ lụy, đặc biệt là những bãi thải khổng lồ. Những bãi thải than càng ngày càng lớn, chiếm nhiều diện tích gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ sạt nở. Các bãi thải chủ là sit, thải tan, không có đất, nghèo chất dinh dưỡng kèm theo đó là điều kiện khắc nghiệt của mỏ, dường như không có một loại cây nào có thể tồn tại trong điều kiện này.
Tuy nhiên với đam mê nghiên, tình yêu rừng và với khát khao phủ kín hàng nghìn ha bãi bải hoang phí từ năm 2012, chị Thế và đồng nghiệp đã bắt tay vào nghiên cứu các loại cây có thể trồng được trên bãi thải.
Cây Đậu dầu được trồng thực nghiệm sau 4 năm đã sinh trưởng và phát triển được trên các bãi thải. |
Công việc nghiên bắt đầu với việc chọn loại cây, ưu tiên cây trồng bản địa có sẵn tại địa phương, ngoài đáp ứng được các điều kiện khắc nhiệt bãi thải như ít chất dinh dưỡng, dễ chắc còn phải là loại cây lâu năm, và cho năng xuất, có giá trị kinh tế. Sau một năm, chị Thế đã tìm ra được ba loại cây đáp ứng được các tiêu chí trên là cây Sở, cây Trẩu và cây Đậu Dầu. Ngoài việc thích nghi được vơi điều kiện trên bãi thải còn cho hạt có dầu có khả năng chế biến thành dầu diezel sinh học sử dụng cho các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
Đến nay, diện tích 10 hecta thử nghiệm trong khu vực bải thải Công ty CP than Núi Béo, với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý, các loài cây trồng đã tồn tại và thích ứng được với các điều kiện khắc nghiệt của bãi thải; cây sinh trưởng tốt và đã có dấu hiệu của quá trình ra hoa, kết quả. Diện tích cây trồng đã phát huy tốt chức năng phòng hộ, không là nguồn phát sinh bụi, ngăn chặn được hiện tượng sạt lở trong mùa mưa bão, có tán và cao hơn 2 mét.
Sau khi nghiên cứu thành công, năm 2013 ba giống cây này được nhân giống và đưa vào trồng thực nghiệm. Cây được chăm chút từ khi ở bầu, khi được đưa lên các bãi thải liên tục được theo dõi kiểm tra và đánh giá. Thời gian này chị Thế dành nhiều thời gian trên bãi thải hơn để theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chị Thế chia sẻ, nhìn cánh rừng Trẩu, rừng Đậu Dầu sinh sôi phát triển chị không giấu được cảm xúc. Chỉ vài năm nữa thôi những bãi thải sẽ được phủ màu xanh của những cánh rừng Trẩu, rừng Sở, rừng Đậu Dầu như vậy khao khát và ước nguyện phủ xanh các bãi thải của chị sẽ biến thành hiện thực.
Năm 2017, giải pháp này của chị Thế đã tham gia cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI năm 2017 và đoạt giải Ba. Giải pháp cây trồng trên bãi thải của chị Thế tới đây sẽ được nhân rộng địa bàn toàn tỉnh như bãi thải của mỏ Hà Tu (TP Hạ Long), mỏ công ty than cọc 6 (TP Cẩm Phả). Không chỉ tạo ra những cánh rừng xanh, góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo ra giá trị sản phẩm về kinh tế to lớn ngay trên diện tích bãi thải trong ranh giới mỏ. Về lâu dài, đây là một giải pháp đa lợi ích cho ngành than nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.