Công tác cán bộ nữ và việc lồng ghép các mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) vào hoạt động chuyên môn của ngành Tư pháp năm 2010 đã góp phần tích cực hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) Việt Nam. Nhưng việc lồng thép quan điểm giới và bình đẳng giới (BĐG) trong hoạt động chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao.
Về tình hình hoạt động của Ban VSTBPN ngành Tư pháp trong năm, Phó trưởng Ban - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp Trần Văn Quảng đánh giá: Vị thế của cán bộ nữ ngày càng nâng cao thông qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ… Nhiều công chức nữ đã thể hiện được năng lực công tác, khả năng quản lý, từ đó đã được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo của cơ quan Bộ.
|
Trong hoạt động BĐG và VSTBPN, cũng theo ông Quảng, công chức nữ Tư pháp có “tiếng nói” quan trọng. Với vai trò là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, phụ nữ Tư pháp vừa là người hưởng thụ quyền bình đẳng do pháp luật quy định, vừa là người góp phần tạo lập, thực thi và hoàn thiện môi trường pháp luật vì sự bình đẳng, tiến bộ của giới mình.
Công tác cán bộ nữ và việc lồng ghép các mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) vào hoạt động chuyên môn của ngành Tư pháp năm 2010 đã góp phần tích cực hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) Việt Nam. Nhưng việc lồng thép quan điểm giới và bình đẳng giới (BĐG) trong hoạt động chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao. |
Là cơ quan thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp rất chú trọng thẩm định việc lồng ghép vấn đề BĐG trong nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như xác định vấn đề giới trong văn bản, việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về BĐG…
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động VSTBPN của ngành Tư pháp vẫn tồn tại không ít bất cập. Mặc dù các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp, các Cục Thi hành án dân sự đã tích cực thành lập Ban VSTBPN song có Ban hoạt động còn lúng túng, mang tính hình thức. Ngoài ra, tỷ lệ công chức nữ tham gia lãnh đạo thực sự chưa tương xứng ở một số đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương, cơ quan THA địa phương.
Ông Quảng nhận định, sở dĩ có tình trạng trên là do cán bộ, công chức của ngành chưa được trang bị kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và thực hiện các hoạt động chuyên môn của ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và thành viên của các Ban VSTBPN. Không những thế, một cản trở lớn là mức lương của công chức ngành nói chung và công chức nữ nói riêng còn thấp nên nhiều nữ công chức chưa toàn tâm, toàn sức trong công việc.
Thục Quyên