"Ô sin phải có chứng chỉ"

Thiếu văn hóa ứng xử, kỹ năng chăm sóc… là những lực cản gây mâu thuẫn giữa người lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) với chủ sử dụng lao động. Vì vậy, cần có quy định bắt buộc những người làm nghề GVGĐ phải có chứng chỉ học nghề.

Thiếu văn hóa ứng xử, kỹ năng chăm sóc… là những lực cản gây mâu thuẫn giữa người lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) với chủ sử dụng lao động. Vì vậy, cần có quy định bắt buộc những người làm nghề GVGĐ phải có chứng chỉ học nghề. Kiến nghị trên đã nhận được nhiều đồng tình tại hội thảo Tham vấn lao động GVGĐ: Nhận diện và định hướng chính sách do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hôm qua, 15/11. Thỏa thuận không rõ, hai bên cùng thiệt Bà Trần Thị Hồng, cán bộ Viện Gia đình và Giới khẳng định, lao động GVGĐ hiện nay ở nước ta đang thiếu quan hệ pháp lý do không có những quy định về đặc thù, đặc trưng về công việc này. “Không có quy chế rõ ràng về thời gian làm việc, chế độ trả lương… dẫn tới tình trạng thỏa thuận lao động bằng miệng, lao động có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào và người chủ cũng có thể sa thải họ bất cứ lúc nào”, bà Hồng nói và cho biết thêm, "nhiều trường hợp người GVGĐ phải chịu thương tật, thậm chí mất mạng do không được trang bị bảo hộ lao động. Tuy nhiên, pháp luật rất khó can thiệp vì thỏa thuận lao động 2 bên không rõ ràng”. GVGĐ tuy đã được công nhận là một nghề tại Việt Nam, tuy nhiên hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa xây dựng được nội dung chương trình đào tạo chuẩn cho nghề này. Ông Hoa Hữu Vân, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình  (Bộ VH-TT-DL) cho biết những lao động giúp việc trong gia đình đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ thường có mức lương cáo ít nhất gấp 3 lần những người chưa được qua đào tạo.
Giúp việc gia đình là một nghề đặc thù, rất khó quản lý. (Ảnh: Trung Kiên)
Giúp việc gia đình là một nghề đặc thù, rất khó quản lý. (Ảnh: Trung Kiên)
Tuy nhiên, phần lớn lao động GVGĐ tại Việt Nam hiện nay lại không có nhu cầu được đào tạo nghề. Mặt khác, các trung tâm giới thiệu lao động thường chỉ đơn thuần tìm người  để giới thiệu cho các gia đình, đẩy trách nhiệm đào tạo sang chủ sử dụng.Chính sách khó khả thi Tại Việt Nam, lao động GVGĐ mang nhiều tính chất đặc thù, đó là người lao động sống khép kín cùng với gia đình người sử dụng lao động; khó xác định được thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; nhiều người cùng sử dụng lao động GVGĐ; không có tổ chức bảo vệ người lao động nên trong thực tế đã phát sinh một số ít trường hợp người chủ bóc lột, cưỡng bức lao động…nhưng rất khó phát hiện để xử lý. Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định về quản lý người GVGĐ sẽ được hoàn tất và trình Chính phủ vào tháng 12 tới, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân, cơ quan soạn thảo, cho viết vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do khái niệm lao động GVGĐ chưa được rõ ràng, tính đa dạng và phức tạp của đối tượng này và thiếu một bức tranh tổng thể về lao động GVGĐ ở Việt Nam. Cụ thể hơn, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng vụ Lao động-Tiền lương cho rằng khó khăn nhất là xây dựng định nghĩa thế nào là người lao động GVGĐ, chủ sử dụng lao động GVGĐ, quy định về công việc, thời gian làm việc và nghỉ ngơi ra sao? Còn theo ông Huân, hiện vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra thống kê số người GVGĐ đang hành nghề nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước để quản lý đối tượng này. “Chính vì vậy, tính khả thi của Nghị định khi đưa ra thực hiện, nhất là tại tổ chức  địa bàn cơ sở là rất khó”, ông Huân nói.
Số liệu khảo sát năm 2008 tại Hà Nội cho thấy, khoảng 60%  người giúp việc có nhiệm vụ trông coi trẻ em; 20% chăm sóc người già; 20% làm công việc nội trợ. Mức lương trung bình hàng tháng nhận gần 1,1 triệu đồng.
Theo Tuyết Trịnh
Đất Việt

Đọc thêm