Các ĐH lỗ khoảng 18 tỷ đồng vì thí sinh ’ảo’

Theo Bộ GD - ĐT, kết thúc hai đợt tuyển sinh ĐH năm 2009 đã có  1,261 triệu lượt 941 số thí sinh đến dự thi ĐH, đạt tỷ lệ trên 70% so với số hồ sơ đăng ký dự thi. Theo đó, các ĐH tổ chức thi phải bù lỗ khoảng 18 tỷ đồng cho 30% thí sinh "ảo".

Theo Bộ GD - ĐT, kết thúc hai đợt tuyển sinh ĐH năm 2009 đã có  1,261 triệu lượt 941 số thí sinh đến dự thi ĐH, đạt tỷ lệ trên 70% so với số hồ sơ đăng ký dự thi. Theo đó, các ĐH tổ chức thi phải bù lỗ khoảng 18 tỷ đồng cho 30% thí sinh "ảo".

Cả hai đợt thi, các ĐH, học viện chuẩn bị gần 2.000 điểm thi (tăng 21 điểm thi so với năm 2008); hơn 49.000 phòng thi (tăng 840 phòng thi so với năm 2008); huy động trên 125.000 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh

Càng đông TS càng lo

Càng đông thí sinh (TS) đăng ký dự thi, các trường đại học “vừa mừng, vừa lo”: mừng vì được TS tin tưởng, chọn lựa; lo vì biết chắc việc tổ chức thi sẽ “lỗ”.

Trong đợt 1, ĐH Thương mại có gần 27.000 hồ sơ đăng ký dự thi khối A. Để chuẩn bị cho lượng TS đông đảo này, trường phải thuê hơn 1.000 phòng thi và 2.350 cán bộ, giảng viên làm công tác coi thi. Tuy trường đã có biện pháp kỹ thuật để loại bỏ 2,5% lượng hồ sơ “ảo”, dù tỷ lệ TS đến thi đạt 74% ở Hà Nội và 44% ở cụm thi Vinh, nhưng dự kiến mức bù lỗ cho việc tổ chức kỳ thi lên tới khoảng 1,3 tỷ đồng.

Theo ước tính, hai đợt thi, các ĐH lỗ 18 tỷ đồng vì thí sinh "ảo"
Theo ước tính, hai đợt thi, các ĐH lỗ 18 tỷ đồng vì thí sinh "ảo"

Ông Nguyễn Bách Khoa, Hiệu trưởng ĐH Thương Mại cho biết: “Ngoài số tiền chi để chuẩn bị về phòng ốc, in sao đề thi thì việc chi phí cho chấm thi cũng cần một khoản tiền lớn. Tiền chấm thi năm nay cũng sẽ tăng mỗi bài thi khoảng 1.000 đồng.

Lượng TS đăng ký không quá đông, chỉ xấp xỉ 6.000 hồ sơ nhưng  ĐH Ngoại thương Hà Nội cũng phải bù lỗ khoảng 350 triệu đồng cho việc tổ chức thi vì lượng TS “ảo” lên tới 50%. Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Ngoại thương) than thở: "Lệ phí 20.000 đồng TS đóng cho trường không đủ để trang trải các khoản về đề thi, giám thị, giáo viên chấm thi vì riêng chi phí mua đề thi và giấy thi đã lên tới 12.000 đồng một TS, chưa kể chi phí thuê phòng ốc, giám thi coi thị giáo viên chấm thi…

Với số lượng TS đăng ký nằm trong “top” những trường đông nhất, ĐH Kinh tế TP HCM ước tính phải bù lỗ trên 900 triệu đồng cho hơn 35.000 TS đăng ký dự thi (ĐKDT). Theo ước tính của trường, mỗi phòng thi có 30 TS, lệ phí thi thu được là 600.000 đồng, chưa đủ để bồi dưỡng cho cán bộ coi thi trong 3 ngày (400.000 đồng một cán bộ).

Những cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm trong công tác tổ chức tuyển sinh đều tiên liệu được lượng TS  “ảo” năm nào cũng sẽ dao động ở mức 25 - 30%. Tuy nhiên, các trường vẫn phải chuẩn phòng ốc, giám thị, đề thi… cho 100% TS theo như đăng ký. Theo ước tính sơ bộ, cả hai đợt thi hồ sơ “ảo” lên đến 600.000, các trường phải bù lỗ ít nhất là 18 tỷ đồng. “Nếu công tác hướng nghiệp được tổ chức một cách hiệu quả từ những năm học phổ thông thì có thể hạn chế phần nào lượng hồ sơ ảo”, một cán bộ có thâm niên tổ chức tuyển sinh khẳng định.

Chống “ảo, mỗi TS chỉ được nộp một hồ sơ

Có thể nói, hồ sơ “ảo” là hệ quả tất yếu của việc tổ chức thi “3 chung” (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển). Theo Tiến sĩ Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD - ĐT), muốn chấm dứt tình trạng hồ sơ "ảo" chỉ còn cách đặt ra quy định mỗi TS chỉ được nộp hồ sơ vào một trường. “Nếu làm như vậy phần thiệt thòi, khó khăn sẽ thuộc về TS. Các trường chỉ có một hồ sơ thì yên tâm sắp xếp, tổ chức thi.  Nhưng thời gian đăng ký dự thi diễn ra vào cuối tháng 3 hàng năm, nhiều TS và gia đình chưa xác định được sẽ thi trường nào. Do đó không thể "đặt" ra quy định mỗi người thi một trường, TS sẽ mất quyền lợi”, bà Hà nói.

Về mặt nguyên tắc, với lượng hồ sơ TS đăng ký, trường phải lên kế hoạch ký hợp đồng để chuẩn bị các khâu từ dự thi đến chấm thi. Tất cả đều gói gọn” trong lệ phí dự thi (20.000 đồng một TS) . Có một phương án “kinh tế” để hạn chế hồ sơ “ảo” mà Bộ GD - ĐT đã đề xuất 2 - 3 năm nay nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của Bộ Tài chính. Đó là lệ phí đăng ký dự thi tuyển sinh sẽ tăng từ 40.000 đồng lên 50.000 đồng một hồ sơ; lệ phí dự thi tăng từ 20.000 lên 30.000 đồng một TS.

Trong trường hợp không tăng được lệ phí đăng ký và lệ phí dự thi, Bộ GD - ĐT cũng đề xuất thu gộp hai khoản lệ phí này nhằm hạn chế hiện tượng TS “ảo”: Nộp nhiều hồ sơ vào nhiều trường nhưng chỉ dự thi được một trường (bình thường, TS chỉ phải nộp lệ phí dự thi khi đến làm thủ tục dự thi tại trường). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các phương án này đều bị bác bỏ và các trường vẫn tiếp tục đau đầu với hồ sơ “ảo”.

Để gỡ khó cho các trường, năm nay, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cấp bù cho các trường 10.000 đồng một TS đến dự thi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Với phương thức “ba chung” như hiện nay, kỳ thi đã tạo ra những nặng nề, căng thẳng, tốn kém và lãng phí không đáng có. Nhưng một phương án thi tối ưu hơn, theo Bộ GD - ĐT,  lại cần có một lộ trình.

Theo Đất việt

Đọc thêm