Pakistan bí mật tăng tốc chương trình hạt nhân

Pakistan đã bí mật đẩy nhanh tốc độ của chương trình vũ khí hạt nhân, chọc giận Mỹ trong bối cảnh Washington đang cố gắng giảm nguyên liệu hạt nhân trên toàn thế giới và cải thiện quan hệ lạnh nhạt với Islamabab trong cuộc chiến Afghanistan.

Pakistan đã bí mật đẩy nhanh tốc độ của chương trình vũ khí hạt nhân, chọc giận Mỹ trong bối cảnh Washington đang cố gắng giảm nguyên liệu hạt nhân trên toàn thế giới và cải thiện quan hệ lạnh nhạt với Islamabab trong cuộc chiến Afghanistan.

Nhà máy nước nặng Khushab của Pakistan.

Nhà máy nước nặng Khushab của Pakistan.

Viện khoa học và an ninh quốc tế, một cơ quan chuyên giám sát các hoạt động hạt nhân có trụ sở tại Washington, mới đây đã thu được những hình ảnh qua vệ tinh cho thấy Pakistan đã hoàn thành việc xây dựng một dãy tháp làm lạnh tại nhà máy hạt nhân bí mật Khushab-III.

Dấu hiệu trên cho thấy nhà máy này có thể bắt đầu hoạt động trong vài tháng nữa, cho phép Pakistan gia tăng kho dữ trữ plutonium cấp hạt nhân.

Hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi “một hiệp ước mới nhằm chấm dứt việc sản xuất các nguyên liệu phân hạch để sản xuất vũ khí hạt nhân”. Đáp lại, Hội nghị giải trừ quân bị (CD), một liên minh gồm 64 nước từng đàm phán để cho ra đời Công ước cấm vũ khí hóa học (1992) và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), đã đồng ý thương lượng Hiệp ước cấm sản xuất các nguyên liệu phân hạch, nhằm cắt giảm việc sản xuất plutonium và uranium làm giàu cấp độ hạt nhân.

Nhưng Pakistan đã gây trở ngại cho CD khởi động các cuộc đàm phán khi nói rằng lệnh cấm có thể làm tổn hại tới các lợi ích an ninh quốc gia của nước này.

Ashley Tellis, một học giả tại Quỹ Hoà bình quốc tế Carnegie, nhận định: “Pakistan nghĩ rằng nước này sẽ bị buộc phải cắt giảm kho nguyên liệu phân hạch và muốn tạo ra nhiều nguyên liệu phân hạch nhất có thể trước khi bị cấm”.

Lập trường của Pakistan đã khiến nhiều nước nổi giận. Bà Rose Gottmeiler, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về kiểm soát vũ khí, gần đây đã cảnh báo rằng sự kiên nhẫn của Mỹ đang cạn dần.

Khushab-III là lò phản ứng mới nhất trong hàng loạt lò phản ứng được xây dựng để phục vụ chương trình hạt nhân của Pakistan. Con Khushab-II, nằm cách nhà máy mới xây dựng, đã đi vào hoạt động từ tháng 2. Plutonium được sản xuất tại lò phản ứng này cho phép sản xuất các vũ khí nhỏ nhưng chết người: 1 kg plutonium có thể tạo ra vụ nổ tương đương 20.000 tấn chất nổ thông thường.

Công việc xây dựng Khushab III vẫn được đẩy nhanh thậm chí khi Pakistan đang nỗ lực khắc khục hậu quả của trận lũ lụt kinh hoàng gần đây vốn gây thiệt hại ước tính lên tới 43 tỷ USD và giữa những lo ngại ngày càng gia tăng về an ninh lâu dài của các kho vũ khí hạt nhân của Pakistan.

Pakistan khẳng định rằng chương trình vũ khí hạt nhân là cần thiết để chống lại kho vũ khí vượt trội của Ấn Độ, địch thủ lịch sử của nước này. Trong một bài viết gần đây trên Tạp chí các khoa học gia nguyên tử, Hans Kristensen và Robert Norris ước tính rằng Pakistan có khoảng 70-90 đầu đạn hạt nhân so với 60-80 đầu đạn của Ấn Độ và đã sản xuất nguyên liệu phân hạch đủ để chế tạo thêm 90 đầu đạn hạt nhân nữa.

Theo An Bình
Dân Trí

Đọc thêm