Phạm Trần Việt Nam: Vẽ là cuộc chiến giữa tưởng tượng và tư duy

(LĐ online)- Phạm Trần Việt Nam học và tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc Đại học Mỹ thuật TP. HCM (2010). Tuy vậy đến nay, anh đã tham dự 3 triển lãm lớn: “Ước vọng, Ảo vọng” tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, “Giao chỉ” tại phòng tranh Applied’art. HCM, tham dự triển lãm tại bảo tàng và trình diễn âm nhạc cộng đồng. Những lần trình làng đã để lại cho công chúng nghệ thuật Nam là một họa sĩ thực thụ.

(LĐ online) - Phạm Trần Việt Nam (sinh 1985) hiện là một họa sĩ được công chúng mỹ thuật TP. HCM nói riêng và gần xa quan tâm.

Phạm Trần Việt Nam
Phạm Trần Việt Nam
Phạm Trần Việt Nam học và tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc Đại học Mỹ thuật TP. HCM (2010). Tuy vậy đến nay, anh đã tham dự 3 triển lãm lớn: “Ước vọng, Ảo vọng” tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, “Giao chỉ” tại phòng tranh Applied’art. HCM, tham dự triển lãm tại bảo tàng và trình diễn âm nhạc cộng đồng. Những lần trình làng đã để lại cho công chúng nghệ thuật Nam là một họa sĩ thực thụ.

Bố cục và đường nét, gam màu trong tranh của Nam ẩn chứa một “sự điên rồ đáng yêu”! Họa sĩ vẽ những gì mình trăn trở nhiều hơn là thấy. Tranh không tìm sự chau chuốt hình thể, không lặp lại hiện thực. Tại triển lãm “Ước vọng, Ảo vọng” (năm 2009), Họa sĩ tâm sự: “Vẽ… đó là cuộc chiến của sự tưởng tượng và khả năng tư duy; giữa cảm xúc bên trong với bề mặt bên ngoài; giữa nóng, lạnh, ý chí và sự sắt đá…”. Thế hệ nghệ sĩ trẻ tuổi của Nam là như vậy. Họ vẽ những gì mình nghĩ, không toan tính trước sức ép của thị hiếu thị trường, vẽ đam mê như nhập đồng…

Năm 2010 tại triển lãm cá nhân với chủ đề “Phía sau tri thức” tại phòng tranh Tự Do tại TP.HCM, công chúng lại có dịp chiêm ngưỡng từ tranh Phạm Trần Việt Nam: những bố cục chặt chẽ, mảng màu tinh lọc và ngôn ngữ biểu hiện mạnh mẽ. Ở đây, tư duy hội họa của Nam đã đi vào chiều sâu trước sự suy ngẫm: Đằng sau lý trí là sự mê muội, tàn nhẫn, hung bạo… Đằng sau vẻ đẹp của tư duy, có cái xấu của dốt nát, cuồng dại. Cũng có nhà phê bình mỹ thuật cảm nhận: Thế hệ trẻ hôm nay “không hoặc có rất ít hoặc mất niềm tin” đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống. Là nghệ sĩ trẻ trước hiện thực ấy, anh ta sẽ ra sao? Bằng cách nào đó, anh ta thẩm nhận nó bằng cách không chôn vùi những diễn cảm ấy mà buông lỏng (tung ra) cho đến một biên giới mới tìm thấy của anh ta! Phía sau tri thức (phía sau điều đã biết) là quan niệm: sống – thấy – sầu khổ - vui sướng – anh ta họa (trau dồi) tri thức đã cảm nhận với màu sắc của đời sống thật. Đó cũng là cách anh ta tìm thấy một niềm tin mới và mạnh mẽ hơn. “Phía sau tri thức” của Phạm Trần Việt Nam là vậy.

Đầu Xuân trước, tôi có gặp Phạm Trần Việt Nam tại Đà Lạt. Giữa không khí xô bồ, ồn ào của giới nghệ sĩ tưng bừng hứng khởi bởi hoa cỏ mùa Xuân – tranh, tượng – thơ và rượu, tôi thấy chàng nghệ sĩ trẻ hiền lành, ít nói lặng lẽ xin phép ra ngòai đồi thông với cây gui-tar. Thân phụ anh là họa sĩ – nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cười khà rung râu tóc trắng xóa: - Âm nhạc mới là cuộc sống của nó, còn hội họa chỉ là truyền kiếp!  Thật ngỡ ngàng khi biết Phạm Trần Việt Nam còn là một rocker danh tiếng từng tham gia nhiều đêm nhạc khuấy động các fan cuồng nhiệt!
Phạm Trần Việt Nam: Vẽ là cuộc chiến giữa tưởng tượng và tư duy ảnh 2
 
 
 
 
 
Nguyễn Thanh

Đọc thêm