Pháp luật bảo vệ khách của ngân hàng và người lao động

Pháp luật hiện hành đã có khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng trong hoạt động M&A (viết tắt hai từ tiếng Anh, Mergers nghĩa là sáp nhập và Acquisitions là mua lại) ngân hàng nói chung cũng như đã có các hành lang pháp lý cụ thể trong việc giải quyết một số vấn đề pháp lý phát sinh hậu M&A, trong đó có hậu hợp nhất ngân hàng.

Pháp luật hiện hành đã có khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng trong hoạt động M&A (viết tắt hai từ tiếng Anh, Mergers nghĩa là sáp nhập và Acquisitions là mua lại) ngân hàng nói chung cũng như đã có các hành lang pháp lý cụ thể trong việc giải quyết một số vấn đề pháp lý phát sinh hậu M&A, trong đó có hậu hợp nhất ngân hàng.

Ngân hàng Tín Nghĩa đã hợp nhất với hai ngân hàng khác.
Ngân hàng Tín Nghĩa đã hợp nhất với hai ngân hàng khác.

Vấn đề là ngân hàng hợp nhất sẽ tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật như thế nào, cũng như trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để ngân hàng hợp nhất thực thi đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi quyền lợi của khách hàng, người lao động đồng thời cũng là đảm bảo hiệu quả và những tác động tích cực của hoạt động hợp nhất ngân hàng.

Hợp nhất ngân hàng phải thỏa điều kiện luật định

Điều kiện để hợp nhất ngân hàng: Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh, tức là các ngân hàng tham gia hợp nhất không chiếm trên 50% thị trường liên quan (trừ trường hợp được miễn trừ theo Điều 19 Luật cạnh tranh 2004); có Đề án hợp nhất bao gồm các nội dung tối thiểu theo quy định  và không được trái với Hợp đồng hợp nhất; ngân hàng hợp nhất phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành là 3.000 tỷ đồng .

Trong thực tế, tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc hợp nhất của ba ngân hàng Ficom bank, Tin Nghia Bank và SCB, tổng vốn Điều lệ của ba Ngân hàng này là 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản là 154.000 tỷ đồng , đã đáp ứng điều kiện về việc hợp nhất ngân hàng theo quy định.

Khoản 4, Điều 8 Thông tư cũng quy định cụ thể về các thủ tục tục hợp nhất. Như vậy, về mặt thủ tục, sau thời điểm được chấp thuận nguyên tắc hợp nhất, thời hạn tối đa để hoàn thành các thủ tục hợp nhất là 120 ngày.

Khung pháp lý cho M&A

Có thể nói Việt Nam đã sớm xây dựng khung pháp lý cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng. Ngay sau khi Luật các tổ chức tín dụng đầu tiên ra đời được một năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần tại Việt Nam.

Tiếp đó, cùng với sự ra đời của một loạt các luật như: Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, khung pháp lý cho hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện hơn. Năm 2010, Luật tổ các TCTD 2010 được ban hành và đặc biệt là Thông tư của Ngân hàng Nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD  (tạm gọi Thông tư) đã tạo khung pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng đã ngày càng hoàn thiện hơn. Cụ thể mới đấy, việc hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficom Bank), Việt Nam Tín Nghĩa (Tin Nghia Bank) và Sài Gòn (SCB) cũng là một “liều thuốc thử” cho cơ chế vận hành của hệ thống pháp luật của chúng ta liên quan đến M&A trong lĩnh vực ngân hàng.

Vậy, hợp nhất ngân hàng được hiểu là một trong các hình thức tổ chức lại TCTD được quy định tại Điều 153 Luật các TCTD 2010: Theo đó, “Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”. Hợp nhất ngân hàng cũng được xem là một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định tại Điều 152 Luật doanh nghiệp 2005 và là một trong các hình thức tập trung kinh tế được quy định tại Điều 16, Luật cạnh tranh 2004. 

Còn theo, Điều 4 Thông tư có thể hiểu hợp nhất ngân hàng là hình thức hai hoặc một số ngân hàng (ngân hàng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức ngân hàng mới (sau đây gọi là ngân hàng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang ngân hàng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các ngân hàng bị hợp nhất.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vấn đề pháp lý phát sinh “hậu hợp nhất”

Có thể nói rằng, sau khi hợp nhất, một loạt các vấn đề pháp lý phát sinh và được quan tâm hàng đầu là quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng bị hợp nhất sẽ như thế nào? Quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền) sẽ ra sao? Quyền lợi của người lao động của người lao động tại các ngân hàng bị hợp nhất được giải quyết như thế nào?

Tuy nhiên, pháp luật đã tiên liệu và có các quy định điều chỉnh các vấn đề này, cụ thể như sau: Tại khoản 4, Điều 152 Luật doanh nghiệp quy định, “sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất”.

Còn tại khoản 2, Điều 4 của Thông tư cũng có quy định: “Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”.

Như vậy, khác với giải thể và phá sản, sau khi hợp nhất, ngân hàng hợp nhất sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng bị hợp nhất. Để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền) không bị ảnh hưởng trong trường hợp hợp nhất, pháp luật cũng có quy định nguyên tắc bảo vệ quyền lợi khách hàng khi các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại như sau: “Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại từng tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại”.

Riêng đối với quyền lợi của người lao động tại các ngân hàng bị hợp nhất, theo Bộ luật Lao động, ngân hàng hợp nhất (người sử dụng lao động kế tiếp) phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp phải giảm bớt nhân sự, đòi hỏi phải chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và người lao động được trợ cấp mất việc theo quy định của Bộ luật này, cụ thể cứ một năm làm việc trả một tháng lương nhưng thấp nhất cũng phải bằng hai tháng lương.

Luật sư Lê Thành Kính, TP.HCM

Đọc thêm