Pháp luật về thi hành án còn nhiều bất cập

Thi hành án dân sự là công tác hết sức khó khăn và phức tạp. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự.

[links()]

Thi hành án dân sự là công tác hết sức khó khăn và phức tạp. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự.

Do vậy, chẳng mấy người tự nguyện thi hành án trừ khi họ không thể trốn tránh được, và những khó khăn, cản trở trong công tác thi hành án vì thế luôn xuất hiện với muôn hình vạn trạng. Việc người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ, che giấu tài sản, v.v. gần như là đương nhiên.

Điều đáng nói trong vụ việc này là liệu Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM đã làm hết khả năng và trách nhiệm của mình hay chưa, và việc trốn tránh thi hành án của bà T. có sự bao che, tiếp tay hoặc can thiệp của một thế lực nào đó hay không.

 Bởi lẽ, giả sử chưa xác minh được tài sản khác của Bà T. thì với chức danh Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư & Kinh doanh BĐS 584.6 Neoland cũng như quy mô hoạt động của Công ty này, cơ quan thi hành án hoàn toàn có thể thi hành từ một phần tiền lương và thu nhập của bà T. tại Công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Thi hành án dân sự.

Rất tiếc cho đến nay, qua nhiều năm yêu cầu thi hành án nhưng ông V. vẫn không nhận được bất cứ khoản tiền thi hành án nào, dù là nhỏ, từ phía bà T.. Trong trường hợp này, người được thi hành án là ông V. hoàn toàn có quyền nghi ngờ về động cơ mà cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu của ông. Phải chăng bà T. thật sự không có điều kiện thi hành án hay còn lý do nào khác. Cơ quan thi hành án cần có văn bản trả lời thỏa đáng cho trường hợp này để tránh những khiếu nại kéo dài có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, những quy định còn bất cập của pháp luật hiện hành đã vô hình chung “khuyến khích” người phải thi hành án chây ỳ việc thanh toán, bởi lẽ việc cố tình kéo dài này thường có lợi cho họ. Quy định về việc tính lãi suất chậm thi hành án bằng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là một ví dụ.

 Rất nhiều ngân hàng đã kêu ca về sự bất hợp lý của quy định này, bởi khi khách hàng vay tiền của ngân hàng nhưng sau đó không trả, vụ việc phải đưa ra tòa án giải quyết và ngân hàng thắng kiện. Sau khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu khách hàng đó chậm thi hành nghĩa vụ trả tiền thì lãi suất chậm thi hành án chỉ được tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Trên thực tế, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố thường thấp hơn nhiều so với lãi suất mà các ngân hàng đang cho vay. Quy định này khiến các ngân hàng nói riêng và người được thi hành án nói chung thiệt đơn thiệt kép. Mặt khác, như đã nói ở trên, nó khuyến khích sự chây ì của người phải thi hành án. Rất tiếc đến nay các quy định bất hợp lý này vẫn được áp dụng bình thường.

(Luật sư Trần Trung Thi, Văn phòng luật sư Trí & Cộng sự, TP HCM) 

Đọc thêm