Phát biểu của Đ/c Phạm Quang Nghị, UV Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010), Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng đã đoàn kết phấn đấu, thực hiện thắng lợi những nội dung quan trọng “Đoàn kết, đổi mới, đột phá, tăng tốc, đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển” Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội
Thưa các đồng chí đại biểu khách mời, thưa toàn thể các đồng chí!

Đ/c Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Đ/c Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Trong không khí hào hùng những ngày Thu lịch sử – Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hôm nay tôi rất vui mừng tới dự Đại hội Đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 -2015, một sự kiện chính trị quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu khách mời và 310 đại biểu ưu tú đại diện cho 28.694 đảng viên của Đảng bộ về dự Đại hội, gửi đến các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các vị khách quý và toàn thể đại biểu Đại hội lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Thưa các đồng chí!

Qua theo dõi tình hình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng và nghiên cứu các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tôi rất phấn khởi, vui mừng trước những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đạt được.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010), trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh ở trong nước, nhưng Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng đã đoàn kết phấn đấu, thực hiện thắng lợi những nội dung quan trọng “Đoàn kết, đổi mới, đột phá, tăng tốc, đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển” Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Thành tựu nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) khá cao – 14%/ năm, là tỉnh dẫn đầu vùng Tây Nguyên; thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD, tăng 2,8 lần so với đầu nhiệm kỳ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có bước phát triển. Sản xuất nông – lâm nghiệp phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện, là địa phương đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhiều loại cây con có thế mạnh của địa phương (hoa, rau, chè, cá nước lạnh…), giá trị canh tác bình quân đạt 76 triệu đồng/ha, tăng 3 lần so với năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng khá cao; du lịch phát triển; thu ngân sách tăng khá; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm huy động tốt, tăng 3,5 lần so với thời kỳ 2001 – 2005.

Lĩnh vực giáo dục, văn hóa – xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm và thực hiện có kết quả; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, còn dưới 5%. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhất là giữ ổn định chính trị, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, nội bộ đoàn kết; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bước đầu thu được kết quả tích cực.

Đó là những thành tựu rất quan trọng của Đảng bộ, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu và cố gắng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã phấn đấu đạt được trong nhiệm kỳ qua, góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Thưa các đồng chí!

Những thành tựu đạt được có ý nghĩa quan trọng, cần khẳng định nhằm tăng thêm niềm phấn khởi, tự hào và niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đồng thời, với trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Đại hội cần nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế được nêu trong báo cáo chính trị để đề ra giải pháp kiên quyết khắc phục. Đó là: Kinh tế – xã hội của tỉnh tuy có bước phát triển khá, song Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế nhỏ; chưa khai thác, phát huy tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh về cây công nghiệp, khoáng sản, du lịch, nhất là du lịch chất lượng cao; tăng cường kinh tế chưa thật sự bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn bất cập, nhất là quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Hiệu quả sử dụng đất thấp, công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, môi sinh chưa tốt; hạ tầng kinh tế -  xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Văn hóa – xã hội phát triển chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Chất lượng giáo dục, lao động qua đào tạo, chăm sóc y tế và các hoạt động văn hóa có mặt còn hạn chế; tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. An ninh chính trị còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên. Chất lượng sinh hoạt và sức chiến đấu của chi bộ có nơi còn thấp; năng lực xử lý tình huống ở cơ sở còn hạn chế; tỉ lệ đảng viên người dân tộc thiểu số còn ít. Đến nay vẫn còn những thôn, buôn, khu phố chưa có đảng viên hoặc chưa có tổ chức Đảng… Đây là những vấn đề Đảng bộ cần phân tích làm rõ nguyên nhân để có các giải pháp tích cực khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

Thưa các đồng chí!

Dự thảo báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác đinh mục tiêu tổng quát của nước ta trong 5 năm tới là: “Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Hướng tới các mục tiêu trên, cùng với việc tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết 10 –NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các định hướng của Trung ương để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương, với ý chí và quyết tâm cao nhất của toàn Đảng bộ.

Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới Đảng bộ đề ra trong Báo cáo chính trị là tích cực, thể hiện quyết tâm chính trị và tinh thần cách mạng tiến công mạnh mẽ. Tôi tin rằng, các đồng chí đã huy động trí tuệ của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để thảo luận và đi tới những quyết định quan trọng nói trên. Vừa qua, các đồng chí đại diện Bộ Chính trị cùng với đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương cũng đã có dịp nghe tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo về công tác chuẩn bị cho Đại hội và đã có những ý kiến đóng góp rất quan trọng. Hôm nay tôi xin nhấn mạnh thêm một số nội dung để Đại hội thảo luận:

Thứ nhất, tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý quan trọng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và phát triển nông nghiệp công nghệ, chất lượng cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh khác ở Tây Nguyên, Lâm Đồng cũng phải ra sức khắc phục những khó khăn, yếu kém vốn có của nền kinh tế như: Sự hạn chế về nguồn vốn, nhân lực, cơ chế quản lý; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu, đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn; an ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhân tố phức tạp… Vì vậy, các đồng chí phải tiếp tục giữ vững và phát huy sự đòan kết, nhất trí; phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, quyết không bỏ lỡ thời cơ vượt qua khó khăn, thách thức, đưa Lâm Đồng phát triển đi lên với tinh thần và khí thế mới.

Thứ hai, trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, cần tính đến khả năng có thể đạt được tốc độ cao hơn nữa. Cần tập trung suy nghĩ để xác định những khâu, những lĩnh vực cần có bước đột phá mạnh mẽ để làm chuyển biến tình hình, làm cho tỉnh phát triển nhanh và hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới, góp phần quan trọng thúc đẩy Tây Nguyên sớm trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước.

Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, tỉnh đã điều chỉnh theo hướng tích cực hơn, nhất là các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP); thu, chi ngân sách phấn đấu đến năm 2015, thu ngân sách đủ chi thường xuyên và có tích lũy cho đầu tư phát triển; giảm nghèo với mức nhanh hơn, đặc biệt là giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 cao hơn mức bình quân chung cả nước; đào tạo nguồn nhân lực; số xã hòan thành xây dựng nông thôn mới; phấn đấu không còn thôn, buôn không có đảng viên và tổ chức Đảng…

Chú trọng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp. Cần coi đây là một trong những mũi nhọn đột phá để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế động lực là hòan tòan đúng đắn; song cần phải có giải pháp tập trung chỉ đạo và đầu tư đúng mức để Lâm Đồng, mà trọng tâm là thành phố Đà Lạt, thực sự trở thành nơi du lịch, nghỉ dưỡng chất lựơng cao của cả nước, khu vực và quốc tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhất là việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, các lọai cây, con có thế mạnh của địa phương. Trong những năm tới, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng GDP của tỉnh, do vậy cần huy động tối đa các nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vào các vùng sản xuất hàng hóa có thế mạnh nêu trên. Cần chú ý sử dụng thật hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Coi trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, gắn với giảm nghèo và nâng cao đời sống cho đồng bào.

Phát triển công nghiệp của tỉnh phải gắn với định hướng phát triển của vùng Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ. Lâm Đồng cần ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Ngòai việc triển khai dự án khai thác và chế biến bô-xít, cần coi trọng đúng mức những ngành công nghiệp và dịch vụ đi theo công nghiệp khai thác và chế biến bô-xít-alumin, công nghiệp vật liệu xây dựng, thủy điện… đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế, phấn đấu để không xuất khẩu khóang sản thô.

Thứ ba, phải coi trọng hơn nữa công tác xây dựng, quản lý và thực hiện quy họach phát triển KT-XH, quy họach ngành, vùng, cả quy họach tổng thể và quy họach chi tiết, trong đó quan trọng nhất là quy họach sử dụng đất. Quy họach đô thị cần đặc biệt chú ý đến thành phố Đà Lạt, vì Đà Lạt là thành phố có môi trường khí hậu, thiên nhiên hết sức quý báu, nổi tiếng trong và ngòai nước. Triển khai thực hiện quy họach theo định hướng phát triển Đà Lạt đã được xác định trong Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển Tây Nguyên và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh phải hết sức quan tâm bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề xử lý chất thải trong quá trình khai thác và chế biến bô-xít, tuyệt đối không để xảy ra ô nhiễm sông suối, nhất là lưu vực sông Đồng Nai.

Thứ tư, quan tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong dân, các doanh nghiệp trong và ngòai tỉnh, vốn đầu tư nước ngòai, đồng thời rà sóat, xử lý các dự án không đúng mục đích và tiến độ. Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, xem đây là một mũi đột phá quan trọng. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ để cùng phát triển.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; coi trọng đào tạo tại chỗ; chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cần xác định văn hóa cũng là một tài nguyên, lợi thế, là động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Quan tâm làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

Thứ sáu, cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 10-NQ/TW (khóa X) của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tội phạm hình sự, các lọai tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh ngay từ cơ sở.

Thứ bảy, đi đôi với việc tiếp tục củng cố các tổ chức Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, cần đặc biệt coi trọng củng cố, xây dựng khối đòan kết, thống nhất trong Đảng, trong hệ thống chính trị. Thời gian qua, các đồng chí đã có nhiều cố gắng và đã đúc kết được những bài học quan trọng; trong thời gian tới, cần tiếp tục giữ vững và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong bất cứ hòan cảnh nào, giữ vững đòan kết trong Đảng luôn luôn là yêu cầu cực kỳ quan trọng. Làm tốt công tác quy họach, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trong đó quan tâm, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng phải có những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng ta. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quan trọng này cũng chính là thứơc đo năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Đổi mới, nâng cao hơn nữa công tác dân vận, chất lượng họat động của Mặt trận Tổ quốc và các đòan thể; thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, củng cố khối đại đòan kết dân tộc. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả họat động của chính quyền các cấp.

Thưa các đồng chí!

Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại Đại hội là bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới và đòan đại biểu đi dự Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ XI. Tôi tin rằng, với trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân, Đại hội sẽ dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng đóng góp vào sự lãnh đạo của cấp ủy; giữ gìn và phát huy truyền thống đòan kết; phấn đấu hòan thành xuất sắc nhiệm vụ để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IX. Chất lượng lãnh đạo của Ban Chấp hành cần có cơ cấu hợp lý, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, chủ động chuẩn bị đội ngũ kế thừa. Đồng thời, bầu đòan đại biểu đi dự Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ XI, là những đồng chí tiêu biểu cho ý chí và trí tuệ của Đảng bộ, góp phần tích cực vào thành công của Đại hội XI.

Thưa các đồng chí!

Tôi tin tửơng rằng, với tinh thần đòan kết, dân chủ, trí tuệ và quyết tâm đẩy mạnh tòan diện công cuộc đổi mới, phát huy những kinh nghiệm quý báu và những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng sẽ thực hiện thành công chủ đề Đại hội IX Đảng bộ tỉnh: “Đòan kết, đổi mới, trách nhiệm, kỷ cương, phát huy mọi nguồn lực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững”. Đó là quyết tâm chính trị của Đại hội, của tòan Đảng bộ, đồng thời là nguyện vọng tha thiết của nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng.

Một lần nữa, cho phép tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, xin gửi tới tòan thể các đồng chí và qua các đồng chí đến tòan Đảng bộ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thắng lợi. Chúc Đại hội Đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đọc thêm