QTV - Tháng 10/2010, trong đợt điều tra khảo sát khảo cổ học ở các đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Viện Khảo cổ học và Sở VH-TT&DL Quảng Ninh đã phát hiện một số di tích của người tiền sử và bến cảng cổ trên khu vực vịnh Bái Tử Long.
Tại hang Áng Giã (xã Thắng Lợi), hang Hoi (xã Bản Sen), dấu tích của người tiền sử được tìm thấy như vỏ ốc Melania, loại ốc dài nước ngọt bị chặt đuôi, ốc núi Cyclophorus và mảnh xương thú nhỏ, mẩu than củi cùng mảnh công cụ đá.
Đây là tàn tích thức ăn của người tiền sử. Tất cả đã bị hóa thạch tạo thành những mảng trầm tích rắn chắc dày 1,3 m - 1,4 m. Với số lượng lớn vỏ ốc suối tìm thấy với những dấu vết bị chặt đuôi, chứng tỏ chúng là một bộ phận quan trọng trong nguồn thức ăn của người thời cổ.
Theo TTXVN, hai bến cảng cổ mới được phát hiện là Mắp Tải (xã Ngọc Vừng) và Đầu Sú (xã Minh Châu), trong đó phát hiện được rất nhiều mảnh gốm sành sứ các loại, các thời khác nhau.
Đồ sành nhiều hơn, độ nung rất cao, đều một phong cách trang trí văn song song hay sóng nước vạch chìm, phần nhiều trang trí ở bộ phận cổ và vai. Loại hình phổ biến là lon, vò, hũ, nhiều nhất là lon sành dày, thô nặng, cao khoảng 6 cm.
Có nhiều mảnh vỡ bát đĩa thời Trần với men màu ngọc, men trắng với những vết con kê còn rõ trong lòng bát. Có cả những mảnh đồ gốm có men lam thời Lê, cùng nhiều mảnh gốm sứ có xuất xứ nước ngoài. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy vết tích của giếng nước ngọt cổ.
Di tích bến gốm sứ cổ này giống như các bến cổ thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn đã phát hiện trước đây có niên đại tồn tại khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII.
PGS.TS Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khảo sát cho biết: Áng Giã, hang Hoi là di chỉ cư trú của người tiền sử, sống ở vào thời kỳ mà khu vực này còn là đất liền, chưa có biển.
Có thể chủ nhân các di tích là những cư dân sinh sống cùng thời với cư dân văn hóa Soi Nhụ đã tìm thấy trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, thuộc sơ kỳ đá mới, niên đại khoảng 10.000 năm cách nay.
Với những phát hiện bến cổ mới càng khẳng định thêm vị trí cũng như giá trị văn hóa lịch sử của hệ thống thương cảng Vân Đồn.
Theo Bee.net.vn
Tại hang Áng Giã (xã Thắng Lợi), hang Hoi (xã Bản Sen), dấu tích của người tiền sử được tìm thấy như vỏ ốc Melania, loại ốc dài nước ngọt bị chặt đuôi, ốc núi Cyclophorus và mảnh xương thú nhỏ, mẩu than củi cùng mảnh công cụ đá.
Đây là tàn tích thức ăn của người tiền sử. Tất cả đã bị hóa thạch tạo thành những mảng trầm tích rắn chắc dày 1,3 m - 1,4 m. Với số lượng lớn vỏ ốc suối tìm thấy với những dấu vết bị chặt đuôi, chứng tỏ chúng là một bộ phận quan trọng trong nguồn thức ăn của người thời cổ.
|
Một góc Vịnh Bái Tử Long |
Theo TTXVN, hai bến cảng cổ mới được phát hiện là Mắp Tải (xã Ngọc Vừng) và Đầu Sú (xã Minh Châu), trong đó phát hiện được rất nhiều mảnh gốm sành sứ các loại, các thời khác nhau.
Đồ sành nhiều hơn, độ nung rất cao, đều một phong cách trang trí văn song song hay sóng nước vạch chìm, phần nhiều trang trí ở bộ phận cổ và vai. Loại hình phổ biến là lon, vò, hũ, nhiều nhất là lon sành dày, thô nặng, cao khoảng 6 cm.
Có nhiều mảnh vỡ bát đĩa thời Trần với men màu ngọc, men trắng với những vết con kê còn rõ trong lòng bát. Có cả những mảnh đồ gốm có men lam thời Lê, cùng nhiều mảnh gốm sứ có xuất xứ nước ngoài. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy vết tích của giếng nước ngọt cổ.
Di tích bến gốm sứ cổ này giống như các bến cổ thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn đã phát hiện trước đây có niên đại tồn tại khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII.
PGS.TS Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khảo sát cho biết: Áng Giã, hang Hoi là di chỉ cư trú của người tiền sử, sống ở vào thời kỳ mà khu vực này còn là đất liền, chưa có biển.
Có thể chủ nhân các di tích là những cư dân sinh sống cùng thời với cư dân văn hóa Soi Nhụ đã tìm thấy trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, thuộc sơ kỳ đá mới, niên đại khoảng 10.000 năm cách nay.
Với những phát hiện bến cổ mới càng khẳng định thêm vị trí cũng như giá trị văn hóa lịch sử của hệ thống thương cảng Vân Đồn.
Theo Bee.net.vn