Phát hiện Cu li tại Sri Lanka

Tờ báo của Anh The Daily Telegraph đưa tin, mới đây các nhà sinh vật học đã chụp được ảnh loài linh trưởng được cho là loài đã tuyệt chủng từ lâu – Cu li mảnh dẻ Horton Plains.

Tờ báo của Anh The Daily Telegraph đưa tin, mới đây các nhà sinh vật học đã chụp được ảnh loài linh trưởng được cho là loài đã tuyệt chủng từ lâu – Cu li mảnh dẻ Horton Plains.

Cu li mảnh dẻ Horton Plains (tên khoa học là Loris tardigradus nycticeboides) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1937.
Kể từ đó các nhà khoa học mới chỉ nhìn thấy chúng tất cả bốn lần. Đa số các chuyên gia cho rằng, Cu li mảnh dẻ từng sống ở Sri Lanka và một vài khu vực phía Nam Ấn Độ, và được cho là đã tuyệt chủng hoàn toàn gần 65 năm trước đây.
Cu li mảnh dẻ Horton Plains. Ảnh AFP

Các nhân viên của Hiệp hội động vật học Lodon đã  mất gần 1000 đêm tìm kiếm Cu li mảnh dẻ (Cu li – động vật thường xuất hiện vào ban đêm). Cuối cùng thì họ đã chụp ảnh được loài động vật này đang ngồi trên cành cây. Sau đó, các nhà khoa học đã bắt 3 con Cu li và đo các thông số cơ thể của nó. 

Đây là lần đầu tiên chụp ảnh được Cu li Horton Plains. Ản ZSL
Cu li mảnh dẻ là loài thú nhỏ lông màu nâu, có kích thước gần 15-25cm. Mắt to cho phép chúng nhìn rất tốt trong điều kiện cả ban ngày lẫn ban đêm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thiên nhiên còn khoảng dưới 100 cá thể loài động vật này. Nguyên nhân là do nơi ở của chúng bị phá huỷ - rừng nhiệt đới ở Sri Lanka và Ấn Độ đang bị thu hẹp lại bởi các đồn điền trà.

Tuy nhiên, đánh giá thực tế lại cho thấy, số lượng Cu li còn không quá 60 cá thể. Nếu điều này chính xác thì cu li mảnh dẻ là một trong năm loài quý hiếm nhất trên Trái đất.                  

Nguồn: Việt báo

Đọc thêm