Nghiên cứu đăng trên tạp chí Miễn dịch Tự nhiên ngày 16/1 cho thấy các nhà khoa học vừa phát hiện một loại protein hoạt động như một “công tắc điều khiển,” quyết định liệu các tế bào bạch cầu sẽ làm tăng cường hay kiềm chế chứng viêm.
Phát hiện này có thể giúp tìm ra loại thuốc mới chữa bệnh viêm khớp mãn tính. Vì hiện nay, các loại thuốc đặc trị không có tác dụng đối với hơn 30% bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc trường Imperial College ở London đã phát hiện ra loại protein mang tên IRF5, hoạt động như một “công tắc phân tử” điều khiển các tế bào bạch cầu có tên đại thực bào (macrophage) tăng cường hay kiềm chế chứng viêm.
Theo các nhà khoa học trên, những kết quả nghiên cứu cho thấy việc ngăn IRF5 sản sinh trong các đại thực bào có thể là một cách hiệu quả chữa trị hàng loạt các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp mãn tính, viêm ruột, luput và đa xơ cứng.
Các nhà khoa học trên cũng khẳng định việc tăng cường lượng IRF5 có thể giúp chữa trị cho những người có hệ thống miễn dịch yếu và dễ bị tổn thương.
Cụ thể, họ nói: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy IRF5 là nhân tố điều khiển trong bộ các tế bào miễn dịch quan trọng, xác định sơ lược các gen trong các tế bào này. Điều này rất có ý nghĩa vì nếu có thể phác họa các phân tử can thiệp đến chức năng của IRF5, chúng ta sẽ có các phương pháp chữa trị thuốc kháng viêm mới trong các tình trạng khác nhau.”
Theo các nhà khoa học này, IRF5 dường như hoạt động bằng cách tăng cường các gen kích thích phản ứng chống lại chứng viêm và làm suy yếu các gen ngăn chúng. IRF5 làm được như vậy bằng cách tương tác trực tiếp với DNA hoặc tương tác với các protein khác tự điều khiển gen nào được kích thích.
Nhóm các nhà khoa học trên đang nghiên cứu IRF5 hoạt động như thế nào ở cấp độ phân tử và IRF5 tương tác với các protein khác nào, sau đó họ có thể tìm ra các chặn những ảnh hưởng của nó.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc trường Imperial College ở London đã phát hiện ra loại protein mang tên IRF5, hoạt động như một “công tắc phân tử” điều khiển các tế bào bạch cầu có tên đại thực bào (macrophage) tăng cường hay kiềm chế chứng viêm.
Theo các nhà khoa học trên, những kết quả nghiên cứu cho thấy việc ngăn IRF5 sản sinh trong các đại thực bào có thể là một cách hiệu quả chữa trị hàng loạt các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp mãn tính, viêm ruột, luput và đa xơ cứng.
Các nhà khoa học trên cũng khẳng định việc tăng cường lượng IRF5 có thể giúp chữa trị cho những người có hệ thống miễn dịch yếu và dễ bị tổn thương.
Cụ thể, họ nói: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy IRF5 là nhân tố điều khiển trong bộ các tế bào miễn dịch quan trọng, xác định sơ lược các gen trong các tế bào này. Điều này rất có ý nghĩa vì nếu có thể phác họa các phân tử can thiệp đến chức năng của IRF5, chúng ta sẽ có các phương pháp chữa trị thuốc kháng viêm mới trong các tình trạng khác nhau.”
Theo các nhà khoa học này, IRF5 dường như hoạt động bằng cách tăng cường các gen kích thích phản ứng chống lại chứng viêm và làm suy yếu các gen ngăn chúng. IRF5 làm được như vậy bằng cách tương tác trực tiếp với DNA hoặc tương tác với các protein khác tự điều khiển gen nào được kích thích.
Nhóm các nhà khoa học trên đang nghiên cứu IRF5 hoạt động như thế nào ở cấp độ phân tử và IRF5 tương tác với các protein khác nào, sau đó họ có thể tìm ra các chặn những ảnh hưởng của nó.
Theo Anh Minh
Vietnam+