Phát huy vai trò tự quản của Công chứng viên

Mặc dù Hội công chứng mới được thành lập ở một số địa phương nhưng hoạt động rất hiệu quả. Theo Bộ Tư pháp, việc lập Hội “là cầu nối để các công chứng viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng thể chế, chính sách sát với thực tế xã hội. Đồng thời, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công chứng viên trong hoạt động nghề nghiệp”.

Mặc dù Hội công chứng mới được thành lập ở một số địa phương nhưng hoạt động rất hiệu quả. Theo Bộ Tư pháp, việc lập Hội “là cầu nối để các công chứng viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng thể chế, chính sách sát với thực tế xã hội. Đồng thời, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công chứng viên trong hoạt động nghề nghiệp”.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Đại hội thành lập Hội Công chứng Hà Nội năm 2011

Là cầu nối, cũng là nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công chứng viên

Sự phát triển nhanh chóng về số lượng công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng đòi hỏi phải có tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên để tăng tính tự quản của các tổ chức này dù trên thực tế Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể.

Thời gian qua, Bộ Tư pháp và các địa phương đã quan tâm xúc tiến việc thành lập các Hội công chứng ở địa phương, tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng toàn quốc. Việc thành lập Hội công chứng tại các địa phương bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Năm 2011, mới chỉ có Hội công chứng thành phố Hà Nội được thành lập thì năm 2012 đã có thêm 03 Hội công chứng (Hội công chứng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hải Dương, thành phố Đà Nẵng). Sắp tới, Hội công chứng dự kiến sẽ được tiếp tục thành lập tại một số tỉnh, thành phố có nghề công chứng phát triển.

Với những nỗ lực từ các cơ quan quản lý ở Trung ương, địa phương và từ chính các công chứng viên, hoạt động của các Hội công chứng đã bước đầu được định hình. Sau khi được thành lập, các Hội công chứng đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Quy chế tài chính, thành lập các Tiểu ban nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật...

Bên cạnh đó, các Hội công chứng đã tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, kịp thời chấn chỉnh các trường hợp vi phạm; phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước khác ở địa phương thực hiện tốt việc quản lý hoạt động hành nghề công chứng và công chứng viên.

Công tác bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cho công chứng viên cũng được các Hội công chứng quan tâm và chủ động thực hiện.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp tại báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng thì “tuy Hội công chứng mới được thành lập ở một số địa phương nhưng hoạt động đã có hiệu quả, phát huy được vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và là cầu nối để các công chứng viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng thể chế, chính sách sát với thực tế xã hội. Đồng thời, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công chứng viên trong hoạt động nghề nghiệp”.

Chia sẻ trách nhiệm với cơ quan quản lý Nhà nước

Chính vì tính ưu việt trong hoạt động của các Hội công chứng đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn mà Dự thảo Luật công chứng sửa đổi đã bổ sung quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (bao gồm Tổ chức công chứng toàn quốc và Hội công chứng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo Chính phủ,  việc quy định như dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thành lập các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiến tới thành lập Tổ chức công chứng toàn quốc nhằm sớm phát huy vai trò tự quản của các công chứng viên, góp phần chia sẻ trách nhiệm với cơ quan quản lý Nhà nước trong bối cảnh tăng cường xã hội hóa hoạt động công chứng, phù hợp với tính chất đặc thù của nghề công chứng và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống công chứng La-tinh.

Mặt khác, việc thành lập, hoạt động tổ chức xã hội - nghề nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến tài chính, kinh phí ngân sách, biên chế nhà nước. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy cũng chính do có tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam nên đã giúp rất nhiều cho công tác quản lý nhà nước về luật sư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quy định về Hội trong dự thảo Luật này về cơ bản là tương tự như các quy định trong Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012. Hiện nay, một số đạo luật quy định những nghề có tính chất đặc thù cần phát huy vai trò tự quản cao trong nghề nghiệp.                                                  

Với những quy định mới này, công chứng viên hoàn toàn có thể yên tâm vào một địa chỉ tin cậy cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

1.Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản, được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, việc tập sự hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành nghề công chứng theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bao gồm Tổ chức công chứng toàn quốc và Hội công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

….

(Trích Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng)

Nga Minh

Đọc thêm