Phát triển công nghệ mới tại “Thung lũng Silicon” ở ngoại ô Matxcơva

Bước nhảy vọt đột phá của Nga trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ bắt đầu với việc tạo lập một “Thung lũng Silicon” của chính mình tại vùng Skolkovo ngoại ô Matxcơva.

Bước nhảy vọt đột phá của Nga trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ bắt đầu với việc tạo lập một “Thung lũng Silicon” của chính mình tại vùng Skolkovo ngoại ô Matxcơva.

Phó trợ lý lãnh đạo hành chính của Tổng thống Nga Vladislav Surkov trong bài trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình “Vesti” đã lý giải cụ thể về đề án mà mới đây Tổng thống Dmitry Medvedev vừa thông báo. Theo dự kiến, trung tâm mới sẽ thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế Nga và giảm bớt độ lệ thuộc của nó vào xuất khẩu dầu khí. Đã thành lập nhóm làm việc và hoạch định thành phần của cơ cấu mới, có nhiệm vụ thông qua tổ hợp giải pháp khổng lồ.

congnghemoi413

Trung tâm — mà thực ra là cả một thành phố — sẽ được kiến thiết hầu như từ con số 0. Trên nền tảng trung tâm, sẽ triển khai 5 phương hướng hiện đại hóa đã được ông Dmitry Medvedev công bố: năng lượng, viễn thông, tin học, y sinh học và công nghệ hạt nhân. Theo quan điểm của chuyên viên Vladislav Surkov, sự cần thiết phải có một trung tâm như thế đã chín muồi từ lâu. Chẳng cần tới những cuốn sách uyên bác và những cuộc luận bàn cao siêu để hiểu rằng những vật dụng xung quanh người Nga hôm nay đều được chế tạo ra không phải ở Nga – chỉ nhìn vào điện thoại di động và ô tô cũng rõ. Ai ngự trị vững vàng trong lĩnh vực công nghệ, người đó sẽ trở thành thủ lĩnh thế giới, — ông Vladislav Surkov nhận định khái quát.

“Hôm nay ở nước ta đang là nền kinh tế có thế mạnh ưu việt nguyên liệu, tức là nền kinh tế khá thô sơ. Nền kinh tế như vậy có những giới hạn nhất định trong sự phát triển. Quí vị khai thác cái gì đó từ dưới đất và đem bán, và đến đây hầu như chấm dứt hoạt động kinh tế của quí vị. Điều thứ hai – tài nguyên khoáng sản đang cạn dần, để bảo tồn vị thế nhất định của mình trên thế giới và tiếp tục là đất nước đáng được tôn trọng mà người ta phải tính đến, Nga tuyệt đối cần phải chuyển sang cấp độ tiếp theo của văn minh và cấp độ tiếp theo của phát triển công nghệ. Cần để nền kinh tế quốc dân dựa chắc trước hết vào thế mạnh tri thức, vào hiểu biết của chúng ta, vào khả năng phát kiến những công nghệ tiên tiến. Đây cũng chính là vấn đề ảnh hưởng chính trị, bởi trong thế giới hiện đại ngày nay, không một thứ vũ khí nào, không một quân đội hùng mạnh nào, có thể thay thế được những sản phẩm cơ bản — theo nghĩa rộng nhất của từ này — mà mọi người đang sử dụng trong đời sống thường nhật”.

Việc xây dựng phần trọng tâm của tổ hợp khoa học mới sẽ kéo dài khoảng 3-7 năm. Vào thời điểm nào đó sẽ nảy sinh chuỗi phản ứng dây chuyền, và khi ấy nó sẽ gia tăng không có sự tham gia của Nhà nước. Dù sao chăng nữa, hiện đang có không ít vấn đề cần giải quyết. Chuyên viên nghiên cứu của Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, ông Vladimir Philatov nêu ý kiến như sau:

“Nếu chúng ta nói về nước Nga như một nền kinh tế lớn, thì cần nhìn vào tất cả các lĩnh vực cơ bản của nó, bao gồm cả nông nghiệp. Và khi ấy hãy thử đặt ra cho mình nhiệm vụ vươn lên trình độ công nghệ tiên tiến. Để làm được như vậy, cần có ngành chế tạo máy phát triển của riêng mình, trong khi 20 năm gần đây ngành này ở ta đã thụt lùi nhiều, rồi phải phát triển được ngành chế tạo khí cụ. Hạt nhân của chế tạo khí cụ là điện tử. Cần định hướng vào sản xuất chế tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng đại chúng, trước hết là trong nước, chứ không phải nhắm đến thứ công nghệ cao kỳ bí nào đó. Mơ ước về chuyện chúng ta sẽ tiến ra thị trường thế giới và đặt thị trường của mình dưới ý tưởng chủ đạo xuất khẩu công nghệ mới, theo tôi là thiếu nghiêm túc”.

Nhân đây xin nói thêm, ông Vladislav Surkov cũng không nghĩ rằng, “điều thần kỳ kinh tế mới” sẽ nảy sinh “từ những cuộc tranh cãi bất tận theo chủ nghĩa tự do”. Theo quan điểm của ông Surkov, công cụ duy nhất đắc dụng cho cuộc hiện đại hóa ở Nga, là “quyền lực đoàn kết”. Điều đó phản ánh từ kinh nghiệm Mỹ khi xây dựng “Thung lũng Silicon”. Mặc dầu Chính phủ Hoa Kỳ và các tập đoàn tài chính lớn cấp kinh phí để thiết lập chủ thể, nhưng nhìn chung họ không cố gắng từ phía trên dội xuống tác động đến tiến trình, rồi chỉ dẫn làm việc thế nào thì tốt hơn hay tồi hơn. Chính ở đây bao hàm nguyên tắc độc lập của “Thung lũng Silicon” tại Mỹ hiện nay cũng như tại Nga trong tương lai.

Hy vọng rằng mảnh đất ngoại ô Matxcơva sẽ là nơi trù phú giành cho việc nảy nở phát minh ứng nghiệm, để từ đây nhiều công nghệ mới sẽ xanh cây bén rễ và kết trái trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nga.

Theo Đài TNNN/ Mekongnet

Đọc thêm