Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người

Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện bước tiến lớn trong công tác giáo dục cho các dân tộc rất ít người.

Theo TS.Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 vừa được Chính phủ phê duyệt, đây là bước tiến lớn trong công tác giáo dục dân tộc rất ít người. 

Trong những năm vừa qua, chính sách, chương trình hỗ trợ cho giáo dục dân tộc rất ít đã có người nhưng còn tản mạn, phân bố không đều. Để có sự hỗ trợ tập trung của Nhà nước cho công tác này, từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xây dựng đề án và một loạt hoạt động triển khai đề án ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án được thực hiện với các đối tượng là các cơ sở giáo dục có trẻ em, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao ở 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum; trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên của 9 dân tộc rất ít người trên.

Đề án này được thực hiện với các mục tiêu 95% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được học 2 buổi/ngày tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập trong giai đoạn 2013-2015; 100% học sinh cấp tiểu học được học tại điểm trường ở thôn bản và ở các trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dận tộc nội trú huyện hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ, chính sách đặc thù về hỗ trợ học tập… Bảo đảm 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Xuân Hương

Đọc thêm